Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)

    GL, GL 

    Bản thân mỗi con người không thể không có sai lầm, nhưng trong lịch sử đã từng có sai lầm mà tác hại của nó ảnh hưởng tới rất nhiều người.

    Hàng ngày, mỗi chúng ta phải đưa ra rất nhiều quyết định trong cuộc sống. Và có những quyết định đúng, quyết định sai, tất cả chúng đều có tác động nào đó đến cuộc sống. Đối với nhiều các tổ chức, đất nước thì sức ảnh hưởng của việc quyết định là cực kì mạnh mẽ, đôi khi ảnh hưởng đến hàng triệu con người. Giả dụ về một quyết định khá sai lầm như việc Thomas Austin nhập 24 loại thỏ vào nước Úc gây nên hậu quả khủng khiếp với mùa màng ở Châu Âu hay như 12 nhà xuất bản đã từ chối không xuất bản Harry Potter để rồi giờ đây đó là cuốn sách bán chạy nhất trong nhiều năm. Tất nhiên là cả 12 nhà xuất bản và Thomas Austin đều không lường được hậu quả khi đưa ra những quyết định của mình, tuy nhiên đó sẽ là những nỗi hối hận lớn trong đời họ.

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Bài viết này xin tổng hợp lại một số sai lầm khá tệ hại mà một vài người/ tổ chức đã phạm phải trong lịch sử. Có thể sức ảnh hưởng của chúng không tương đương nhau bởi danh sách này được tổng hợp qua nhiều thời kì cũng như các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

    10. Atari và cơ hội với game E.T

    Năm 1982, Atari đấu tranh đến cùng để giành giật cho bằng được bản quyền phát triển game từ bộ phim quá thành công của đạo diễn nổi tiếng Holywood Steven Spielberg mang tên E.T. - người ngoài hành tinh. Atari giao ngay nhiệm vụ phát triển trò chơi cho nhà lập trình đầy kinh nghiệm của hãng là Howard Scott Warshaw. Các quan chức của hãng đã thực thi một quyết định vô cùng sai lầm khi chỉ cho phép người thiết kế 5 tuần để hoàn thành sản phẩm. Từ đây, thảm họa bắt đầu.

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Warshaw, tất nhiên, đã cố gắng hoàn thành trò chơi, và đưa lại cho Atari xúc tiến việc xuất bản. Atari háo hức cho sản xuất trò chơi liền một lúc lên hàng triệu bản, đưa ra thị trường và ngồi xoa tay trông chờ những khoản doanh thu khổng lồ sắp sửa đổ vào túi mình.

    Thế nhưng, giới game thủ nhanh chóng nhận ra họ đã mua về một thứ rác rưởi không hơn không kém, giao diện lộn xộn, đồ họa lem nhem và gameplay khiến tất cả người chơi ai cũng phải bực mình. Kết quả là, chẳng ai thèm mua trò chơi về nhà, Atari vấp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ngày thành lập.

    Thất bại của Atari vô tình đã dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng của toàn ngành game năm 1983. Trò chơi điện tử vào thời điểm ấy không còn là một hình thức phổ biến nữa. Atari cuối cùng buộc phải gián tán tất cả các kế hoạch phát triển máy 2600, bỏ hoang hàng triệu bản game E.T. mà không thu lại được đồng nào an ủi.

    9. Hãng thu âm Decca từ chối The Beatles

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Năm 1962, Dick Rowe – giám đốc của Decca Records đã thực hiện một quyết định rất sai lầm. The Beatles (bao gồm Paul McCartney, John Lennon, George Harrison và tay trống Pete Best người sau đó được thay thế bởi Ringo Starr) tiến hành thử giọng cho Decca. The Beatles đã lặn lội từ Liverpool tới London trong đêm trước. Thậm chí họ đã bị lạc đường nhưng vẫn đến kịp để làm việc. Tuy nhiên cuối cùng Rowe đã chọn một ban nhạc khác để ký hợp đồng.

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Một thời gian sau, có lẽ đã nhận ra được sai lầm của mình, Rowe ngỏ ý muốn ký hợp đồng với The Beatles tuy nhiên lúc này ban nhạc đã ký hợp đồng với EMI – một hãng thu âm khác. Người ta ước tính rằng ban nhạc kiếm được 38,5 triệu đô la vào cuối mùa hè năm 1967. Ước tính doanh số kỷ lục chỉ riêng tại Mỹ vào năm 1964 là 50 triệu USD. Vào năm 1968, ban nhạc huyền thoại tung ra hãng thu âm riêng của mình- Apple Records

    8. Sử dụng thalidomide như một phương thuốc chữa ốm nghén

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Thalidomide được giới thiệu vào đầu những năm 1950 như một loại thuốc an thần an toàn. Nó tiếp tục được dùng cho phụ nữ mang thai trong điều trị chứng ốm nghén trong những thập nhiên 1950 và 1960 trên 46 quốc gia. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của thuốc đã trở nên rõ ràng qua thời gian, những đứa trẻ được sinh ra với dị tật nghiêm trọng . Những em bé bị ảnh hưởng thường được sinh ra với cánh tay, bàn tay, bàn chân ngắn ( còn gọi là phocomelia ). Một số trẻ sinh ra với những dị tật khác về mắt, tai, tim và những các cơ quan khác [ nguồn : March of Dimes ]. Vào thời điểm thuốc được sử dụng , khoảng 100.000 phụ nữ mang thai đã bị ảnh hưởng. Ước tính rằng 40% những trẻ tiếp xúc với với loại thuốc an thần này đã chết (trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh ).V ụ bê bối thuốc Thalidomide là "thảm họa" đen tối nhất trong lịch sử nghiên cứu và chế tạo dược phẩm thế giới.

    Bị cộng đồng phản đối dữ dội nhưng đến nay Thalidomide vẫn được bán rộng rãi trên thị trường và được công nhận về công dụng trị bệnh phong, HIV cùng một số bệnh ung thư tủy xương. Tổ chức Y tế thế giới vẫn không ngừng khuyến cáo tác dụng phụ của loại thuốc này gây dị tật ở thai nhi.

    7.Tàu Titanic

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Hơn một thế kỷ trước , tàu Titanic ra khơi trên chuyến đi đầu tiên của mình trên Bắc Đại Tây Dương. Nhưng chỉ trong năm ngày từ chuyến đi từ Anh đến thành phố New York , con tàu sang trọng đã va chạm với một tảng băng ngoài khơi bờ biển Newfoundland. Kết cục bi thảm là bị chìm, làm chết hơn 1.500 hành khách và đoàn thủy thủ .

    Nhiều sai lầm đã được thực hiện dẫn đến kết thúc bi thảm của con tàu huyền thoại vào tháng 4 năm 1912. Đầu tiên, con tàu không an toàn đủ tiêu chuẩn để thực hiện một chuyến đi với lượng hành khách lớn như vậy. Nó không mang đầy đủ các thiết bị an toàn. Ví dụ, chỉ có 16 thuyền cứu hộ - đủ cho khoảng một phần ba đến một nửa số hành khách trên tàu. Các thành viên thủy thủ đoàn đã không được trang bị ống nhòm và thiết bị ánh sáng phù hợp. Ngoài ra, tuy tàu Titanic đã được kiểm tra trong xưởng nhưng chưa được thử nghiệm trên điều kiện thực tế các sự cố. Hệ thống liên lạc khẩn cấp của thủy thủ đoàn cũng có vấn đề.

    Trong năm 2010, một nghiên cứu đã tiết lộ rằng có thể người cầm lái có thể đã mắc một lỗi lái khi chuyển hướng con tàu để tránh các tảng băng trôi. Tảng băng trôi được phát hiện ngay trước khi nửa đêm, và 2:20 tàu Titanic đã bị đánh chìm. Nói chung thảm họa này là một sự kết hợp hoàn hảo của các sai lầm từ khâu chuẩn bị đến thực hiện. Và nhất là người ta đã quá lạc quan khi cho rằng đó là một con tàu không thể bị chìm.

    6. Sử dụng hydro cho khinh khí cầu Hindenburg

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Những thập niên đầu của thế kỉ 20 là thời hoàng kim của những chiếc khinh khí cầu chở khách. Tuy nhiên, vụ thảm họa khí cầu Hindenburg vào năm 1937 đã chính thức chấm dứt thời kì này. Chiếc khinh khí cầu này được hoàn thiện tại xưởng sản suất Friedrichshafen với kích thước khổng lồ. Chiếc khinh khí cầu dài 245m, đường kính 41,2m là loại phương tiện bay lớn nhất bấy giờ với hình dáng dài và to như một diếu xì gà bay trên trời. Đó còn là niềm tự hào của Đức Quốc xã, chuyên chở khách cực xa hoa với phòng ăn, phòng hòa nhạc, phòng hút thuốc và có cả xưởng in báo để hành khách vừa ăn vừa có thể xem tin tức.

    Những quyết định sai lầm tai hại nhất trong lịch sử (Phần 1)
     

    Tuy nhiên vấn đề của chiếc khinh khí cầu lại là việc nó chứa đầy hydro – một chất rất dễ cháy thay vì chất thay thế an toàn hơn là heli. Lý do bị phát nổ đến nay vẫn là một bí ẩn, đó có thể vì một tia sét, một lý do chính trị, một sự cố ngẫu nhiên nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là vì nó chứa đầy hydro. Giả thuyết hàng đầu được đưa ra cho vụ nổ là do rò rỉ hydro kết hợp với hỏng hóc dây điện nào đó đã gây cháy khi phi hành đoàn hạ cánh.

    Hindenburg đã biến thành một quả cầu lửa ngày 6/5/1937, 35 người đã thiệt mạng trong tổng số 97 người lên tàu – trở thành thảm kịch hàng không lớn nhất thời điểm đó.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày