Tiếp nối phần 1 của bài viết.
5. Napoleon và cuộc xâm lược Nga
Napoléon Bonaparte là là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất tuy nhiên quyết định xâm lược Nga có lẽ chính là một bước ngoặt sai lầm trong cuộc đời ông. Tháng 6 năm 1812, mang theo 60 ngàn quân tinh nhuệ nhất tới nước Nga, Napoleon từng nghĩ rằng chỉ cần chiếm được Moscow là có thể buộc Nga Hoàng Alexander phải đầu hàng và hạ gục được nước Nga. Thậm chí ông còn cho rằng cuộc chiến sẽ không kéo dài quá 20 ngày. Tuy nhiên, vị Hoàng đế của nước Pháp đã lầm.
Cuộc hành quân xa xôi ròng rã đã làm đội quân tinh nhuệ của ông kiệt sức. Đoàn quân khi tiến được đến Moscow đã phải trải qua những trận sốt rét, nhiễm trùng, sốt phát ban, thiếu lương thực … Đến khi tới được chiến trường, vị Hoàng Đế phải đối mặt với sự lạnh giá khủng khiếp của nước Nga. Nhìn chung, mọi dự tính đã nằm ngoài tầm kiểm soát. Nước Pháp đã chiến bại và phải rút lui, quân số sau cùng chỉ còn không đến 5/12 lúc đầu. Hành trình rút quân dài dằng dặc từ Moscow của Napoleon đã đi vào lịch sử như một trong những thảm họa hậu cần khủng khiếp nhất của mọi thời đại.
Napoleon đã bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch và không bao giờ có thể khôi phục lại hoàn toàn. Năm 1813, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của ông tại Leipzig, năm sau đó Liên minh xâm lược Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày ông đến đảo Elba. Chưa đầy một năm sau, ông thoát khỏi Elba và trở lại nắm quyền, nhưng đã bị đánh bại trong trận Waterloo vào tháng 6 năm 1815. Napoléon trải qua sáu năm cuối cùng của cuộc đời trong sự giam cầm của người Anh trên đảo Saint Helena.
4. Cuộc xâm lược Nga của Hitler
Nước Nga có vẻ là một chiến địa tử thần với các đội quân lớn trong lịch sử. Trường hợp của Hitler cũng giống như Napoleon – thất bại trên chiến trường Nga. Dường như nhà độc tài nổi tiếng này đã không rút được kinh nghiệm từ lịch sử.
Trận chiến giữa phát xít và Nga là một cuộc chiến của những người khổng lồ, một trong những cuộc xâm lược quân sự lớn nhất trong vòng thế chiến hai. Đó không chỉ là cuộc chiến giữa hai đội quân mà còn là cuộc chiến giữa chế độ độc tài và cộng sản. Trận chiến này cũng mang tính bước ngoặt quyết định chiến thắng của phe Đồng Minh.
Tháng 6 năm 1941, Adolf Hitler đã phá vỡ hiệp ước không xâm lược ký kết vào năm 1939 khi tiến hành xâm lược Nga với hơn 3 triệu qân, 7.000 khẩu pháo, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay. Joseph Stalin đã bị bất ngờ, choáng ngợp bởi sự tấn công của Đức. Trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược 150,000 quân Xô Viết đã thiệt mạng. Tháng Mười năm đó, quân Đức đã bắt hơn 3 triệu tù nhân chiến tranh của Liên Xô. Nhưng cuộc chiến đã tốn nhiều thời gian hơn dự kiến - quần áo, thực phẩm và y tế trở nên thiếu thốn. Khi quân đội Liên Xô tấn công trở lại quân phát xít đã không còn đủ sức chống chọi và thua trận.
3. Con ngựa thành Troy
Không biết là thật hay chỉ là thần thoại nhưng đây có lẽ là vụ lừa đảo lớn nhất trong mọi thời đại. Một cuộc chiến kéo dài hàng chục năm đã kết thúc nhờ một con ngựa gỗ chứa đầy quân thù. Phải nói rằng quân Hy Lạp đã rất thông minh tuy nhiên họ cũng rất may mắn khi thành Troy đã phạm phải sai lầm khi nhận vật phẩm của kẻ thù.
Quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troia bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troy, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Khi quân Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã chiến thắng.
2. Hành trình “The Donner Party”
Vào tháng Tư năm 1846, một nhóm khoảng 90 người đi theo sau anh em Jacob và George Donner từ phía tây Illinois đến California. Đây là một cuộc di cư thiếu kinh nghiệm và là sai lầm để đời cho bất kì ai dấm thân vào. Họ bắt đầu cuộc hành trình của mình trên các tuyến đường mòn California nhưng cuối cùng lại quyết định thử chuyển sang một tuyến đường khác ngắn hơn. Hành trình bị trì hoàn bởi hàng loạt sự cố không may và nhầm hướng khiến họ phải đối mặt với trận bão tuyết dữ dội của mùa đông tại dãy núi Siera Nevada. Những thành viên đã phải chống chọi với sự khắc nghiệt, bị bỏ đói và bệnh tật. Thậm chí có những thông tin rằng họ phải ăn thịt của người đã chết để tồn tại. Cuối cùng thì chỉ có 48 trong số những người tham gia còn sống sót và đến được California.
Cho đến ngày nay, cuộc hành trình này vẫn được nhắc đến, đại diện cho sự mất phương hướng và sai lầm trong quyết định tham gia thử thách của con người.
1. Lệnh cấm rượu ở Mỹ
Từ năm 1920 đến 1938, việc nấu rượu đã bị cấm ở Mỹ. Thoạt đầu có thể thấy rằng đây là một quyết định đúng đắn tuy nhiên điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên khắp nước Mỹ một thời gian dài
Năm 1919, sau gần một thế kỷ tuyên truyền cổ động, Điều bổ sung sửa đổi thứ 19 trong Hiến pháp đã được ban hành, có nội dung cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống chứa cồn. Có mục tiêu là loại bỏ hình ảnh về các quán rượu và những người nghiện rượu ra khỏi xã hội Mỹ. Luật Cấm rượu này lại làm nảy sinh hàng ngàn quán rượu bất hợp pháp khác, được gọi là Speakeasy. Theo đó phát sinh thêm một hình thức tội phạm với lợi nhuận cao - vận chuyển rượu bất hợp pháp - nấp dưới tên lóng là Boot - legging. Luật cấm này là một vấn đề nhạy cảm trong thập niên 20, được tuân thủ ở các vùng nông thôn và bị vi phạm rộng rãi tại các khu vực thành thị Mỹ.
Khi cuộc Đại suy thoái nổ ra, đạo luật này càng ngày càng trở nên không còn phù hợp, những tác động tiêu cực đối với xã hội và kinh tế đã khiến các nhà chức trách phải tìm cách thay đổi quyết định của mình. Điều bổ sung sửa đổi thứ 18 đã được khôi phục vào năm 1933.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"