Những sản phẩm tiên phong trong thế giới công nghệ

    MT,  

    Những sản phẩm công nghệ "đi đầu", mở ra xu hướng cho cả toàn thế giới.

    Trong thế giới công nghệ, chúng ta thường nói tới thành công của những sản phẩm thành công, tạo sự ảnh hưởng trong đời sống thực tế như iPhone, iPad...Thế nhưng có những sản phẩm mặc dù chúng ta ít bàn luận tới lại có vai trò vô cùng quan trọng, "đi đầu", mở ra xu hướng cho cả toàn thế giới, cho dù một số sản phẩm vì những lý do khác nhau đã không thể thành công. Dưới đây là những sản phẩm như thế.

    Minitel (1982)

    The Minitel (1982)

    Nước Pháp nổi tiếng với các loại rượu ngon nhưng trong thế giới công nghệ, đây cũng là đất nước có những sản phẩm tiên phong. Minitel 1 là một trong các thiết bị minh chứng cho điều đó. Thiết bị này cho phép người dùng mua hàng, đọc báo, trao đổi tin nhắn thông qua mạng online vào thời điểm trước khi internet thực sự xuất hiện. Đến năm 1990, có tới 9 triệu máy Minitel được gần một nửa dân số Pháp (25 triệu dân) sử dụng. Dù sau này các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Pháp như PTT hay France Telecom, không thể tìm ra cách giúp xuất khẩu Minitel ra thị trường thế giới, thế nhưng đây vẫn được xem là thiết bị cung cấp internet đầu tiên trên thế giới. 

    Apple Newton (1993)

    Apple Newton (1993)

    Rất nhiều chuyên gia gọi nền tảng này của Apple là một sản phẩm thất bại. Tuy nhiên, dòng máy tính hỗ trợ bút cảm ứng này của "Táo khuyết" đã mở đường cho trào lưu cho dòng PDA như Palm Pilot. Model Apple MessagePad 100 của dòng Newton được bán với giá $700và được trang bị chip ARM 20-MHz (610 RISC), ROM 40 MB, màn hình cảm ứng lực 336 x 240 pixel để dùng với bút cảm ứng đi kèm. Apple trang bị cho máy nhiều ứng dụng hữu ích như Notes, Names, Dates, máy tính, bộ quy đổi tiền tệ. Đến năm 1998, Apple Newton đã không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên, 2 cựu nhà phát triển của Newton chính là những người sáng lập nên HĐH cho chiếc iPod đầu tiên. 

    AT&T Picturephone (1964)

    AT&T Picturephone (1964)

    Lần đầu tiên xuất hiện tại New York World's Fair năm 1964, AT&T Picturephone là dòng thiết bị đầu tiên có khả năng gọi video xuyên lục địa. Mod 1 là sản phẩm đầu tiên trong dòng thiết bị này. Nó được trang bị camera Plumbicon và 1 màn hình CRT nhỏ chứa trong một thiết kế hình bầu dục. 

    Tương tự như webcam laptop ngày nay, camera của Picturephone được thiết kế phía trên đỉnh màn hình để người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy khuôn mặt của nhau. 6 năm sau đó, AT&T đưa Picturephones ra làm thương mại tuy nhiên thiết bị này quá cồng kềnh và giá cao nên không thu được thành công. Video call sau này phổ biến nhờ sự xuất hiện của Skype và sau đó là FaceTime (cho iPhone và iPad).

    HP Jornada 720 (2001)

    HP Jornada 720 (2001)

    Trước thời netbook lên ngôi thì Jornada 720 nổi lên như một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai cần một thiết bị di động để làm việc. Jornada được xem như là sự kết hợp giữa 1 chiếc PDA và 1 laptop mini mà người dùng có thể mang theo bất kì đâu. Máy chạy HĐH Windows Handheld PC 2000 của Microsoft, HĐH dựa trên phần mềm Windows CE chạy trên các PC Pocket.

    Jornada 720 có màn hình cảm ứng 6,5 inch (640 x 240 pixel) và là loại màn hình rất sắc nét ở thời điểm đó. Máy dùng chip ARM 206 MHz cũng đủ mạnh để xử lý trơn tru các ứng dụng. Chiếc máy này có thể coi là "ông tổ" của dòng ultrabook ngày nay. 

    Xybernaut Poma (2002)

    Xybernaut Poma Wearable PC (2002)

    Xybernaut Poma được xem là chiếc máy tính đeo người đầu tiên trên thế giới. Về cơ bản, đây là một chiếc máy tính dạng "bỏ túi" có thêm màn hình màu (độ phân giải 800 x 600 pixel) được thiết kế để người dùng có thể quấn trên đầu để xem nội dung. Thiết bị chạy Windows CE và có thêm chuột quang. Máy được bán với giá tới 1500 USD - có thể nói là rất đắt đỏ tại thời điểm đó. Đây có lẽ là một nguyên nhân khiến nó khó có thể trở nên phổ biến. Hơn 1 thập niên sau, những chiếc máy tính đeo người bắt đầu xuất hiện trào lưu mới, tuy nhiên, giờ đây chúng đã nhỏ gọn hơn rất nhiều. Tất cả bạn cần là 1 chiếc smartphone và 1 chiếc đồng hồ thông minh hoặc kính thông minh như Google Glass.

    Microsoft Zune (2006)

    Microsoft Zune (2006)

    Chiếc máy nghe nhạc của Microsoft từng rất được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi của nó: Cho phép người yêu nhạc chia sẻ bài hát qua WiFi. Tuy nhiên, sau đó các hãng ghi âm đã lên tiếng bày tỏ quan ngại với tính năng này. Sau đó, người dùng Zune chỉ có thể nghe 1 bài hát được bạn bè họ chia sẻ đúng 3 lần. Dù sau đó Zune bị iPod lấn lướt giao diện của thiết bị này được cho là nguồn cảm hứng để Microsoft thiết kế Windows Phone và sau này là cả Windows 8. 

    HP Compaq Tablet PC TC1000 (2002)

    HP Compaq Tablet PC TC1000 (2002)

    Ngày nay, các thiết bị có thiết kế 2-trong-1 đã trở nên rất phổ biến, thế nhưng từ năm 2002 thì HP đã từng là cái tên đi tiên phong trong thiết kế này với chiếc Tablet PC TC1000. Máy có thiết kế dạng xoay với màn hình 10,4 inch đi kèm bút cảm ứng và dock bàn phím. Phần tablet nặng 1,36 kg và nếu gắn thêm dock bàn phím, trọng lượng tăng lên thành 1,8 kg. Chip xử lí Transmeta ở dòng sản phẩm đầu tiên là khá chậm nhưng sau đó HP đã nâng cấp lên chip Pentium M mạnh hơn. Điều còn thiếu để TC1000 có thể thành công lúc đó chính là 1 HĐH được tối ưu cho nó. Thời điểm đó HP chỉ có thể lựa chọn Windows XP để đưa lên sản phẩm của mình. 

    Găng tay Power (1989)

    Mattel Power Glove (1989)

    Phụ kiện này có vai trò như 1 tay cầm cho hệ thống giải trí (Entertainment System) của Nintendo. Nó cho phép người chơi sử dụng các thao tác tay trong game. Đáng tiếc là Mattel Power không chính xác như remote Wii sau đó của Nintendo. Tuy nhiên thiết bị này chính là cảm hứng cho các tựa game điều khiển bằng thao tác tay. 

    Web TV (1996)

    WebTV (1996)

    Hiện nay dòng smart TV được tích hợp Internet đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên vào thời điểm năm 1996 thì đây lại là 1 sản phẩm rất mới. Hãng Web TV đã tung ra chiếc set-top-box dùng kết nối dial-up để giúp người dùng truy cập web, email ngay trên ghế sofa giữa phòng khách rất tiện lợi. Máy có giá $349 cho phiên bản do Sony sản xuất, và giá $329 dành cho model do Philips sản xuất. Bàn phím không dây đi kèm có giá $50.

    Microsoft sau đó mua lại WebTV với giá 425 triệu USD, sau đó đổi lại tên dịch vụ thành MSN TV năm 2001 tuy nhiên cho tới nay thì dịch vụ này vẫn chưa thể cất cảnh. Với chiếc Xbox One tích hợp TV trực tuyến, hy vọng rằng WebTV sẽ có thể hồi sinh.

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày