Đến hẹn lại lên, ngày quốc tế nói dối 1/4 cũng đã tới. Thế nhưng, có rất nhiều điều thú vị về ngày này mà nhiều người trong chúng ta còn chưa biết rõ.
Hẳn nhiên, nói dối chưa bao giờ được xem là một thói quen tốt trong cuộc sống. Thế nhưng, cứ đến ngày 1/4 hàng năm là toàn bộ dân chúng trên thế giới lại được tha hồ gây lú cho nhau mà chẳng sợ bị giận dỗi. Vậy, có những sự thật thú vị gì về Cá tháng Tư mà chúng ta còn chưa biết?
Cẩn thận không lại bị lú lẫn vào ngày Cá tháng Tư nhé!
1. Thực ra, ngày Cá tháng Tư được ghi nhận lần đầu tiên trong tập The Canterbury Tales của nhà thơ Geoffrey Chaucer vào năm 1932.
2. Tuy chưa được xác minh chính thức nhưng theo một số sách sử thi, dịp lễ đặc biệt này có nguồn gốc từ nước Pháp. Ngoài ra, do sự nhầm lẫn trong việc thay đổi lịch vạn niên vào thế kỉ 16 nên nhiều người đã tưởng nhầm ngày 1/4 mới là ngày đầu năm mới, thay vì ngày 1/1 như quyết định của vua Charle IX. Chính vì thế, họ đã lấy luôn 1/4 làm ngày để toàn dân được thoái mái nói những điều gây cười.
3. Có thể nói, tiền thân của ngày Cá tháng Tư chính là lễ Hilaria của người La Mã cổ. Trong quá khứ, nó thường được tổ chức rầm rộ vào khoảng ngày 25/3 hàng năm để tôn vinh nữ thần đất Cybele.
4. Trước đây, người phụ trách Bảo tàng của Những trò đùa đã chỉ ra rằng 1/4 chính là ngày mà mọi người phải đối mặt với hệ lụy của sự bất bình đẳng trong xã hội. Thí dụ như vào những năm 1880s, một quý ông người London đã bị lũ trẻ con đường phố chơi cho vài vố khá đau.
5. Vào năm 1988, tập đoàn đồ ăn nhanh Burger King của Mỹ cũng từng chơi một trò đùa quái ác khi dành cả một trang trên tờ USA Today nhằm quảng cáo cho loại bánh kẹp "Tay trái", với thành phần được nghiên cứu riêng cho 32 triệu người thuận tay trái ở nước này.
6. Tại Scotland, quốc tế nói dối từng được gọi với cái tên "Hunt the Gowk Day" (tạm dịch: Truy tìm kẻ ngốc). Cụ thể, họ nhờ một người nào đó chuyển giúp thông điệp: Dinna laugh, dinna smile. Hunt the gowk another mile (Dinna cười to, Dinna cười mỉm. Mau đi tìm kẻ ngốc ở chỗ khác đi nhé.). Tiếp đó, người nhận sẽ tiếp tục gửi mẩu tin này tới những "nạn nhân" khác.
7. Còn ở Pháp, Cá tháng Tư còn được gọi là "Poisson d’Avril" hoặc "April Fish". Vào ngày này, trẻ con Pháp sẽ cố tìm cách dính những con cá bằng giấy lên lưng người khác mà không để họ biết. Và khi các "nạn nhân" phát hiện ra thì chúng sẽ hô to: "Poisson d’Avril!".
8. Khác với các quốc gia khác, người Tây Ban Nha lại chọn ngày 28/12 là ngày toàn dân được nói dối. Vì thế, nó cũng được gọi bằng cái tên Dia de los Santos Inocentes thay cho April's Fool như bình thường.
9. Vào ngày 1/4/1976, nhà thiên văn học Patrick Moore cũng từng "lừa lọc" người nghe đài BBC rằng đúng 9 giờ 47 phút hôm đó, trọng lực của Trái Đất sẽ bị suy giảm trầm trọng. Vì thế, mọi người có thể tự do bay nhảy như các phi hành gia ở ngoài vũ trụ. Và tất nhiên, cũng nhiều người đã tin ngay mà chẳng mảy may nghi ngờ.
10. Có thể nói, đài BBC là phương tiện truyền thông hay gây lú khán thính giả nhất trên thế giới. Bởi vào năm 1957, họ từng thản nhiên phát bộ phim tài liệu ghi lại cảnh một gia đình đang thu hoạch các sợi mỳ từ "cây spaghetti". Trò đùa này đã khiến không ít người tin sái cổ và thử tìm mọi cách để trồng được mỳ Ý giống như thế.
11. Cách đây 20 năm, hãng đồ ăn nhanh Taco Bell đã mua hẳn một trang trên tờ New York Times nhằm quảng bá cho việc họ đã thành công mua được chiếc chuông Tự do tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ rồi đổi tên thành Chuông Tự do Taco. Tuy nhiên đến buổi trưa hôm đó, Taco Bell đành phải thú nhận đây chỉ là trò đùa.
12. Năm 2001, có vô số người ở Đan Mạch cũng truyền tai nhau rằng có một chiếc xe hơi đã ngoi lên khỏi mặt đất trước cổng ga tàu điện ngầm mới tại Copenhagen. Tuy nhiên, đây chỉ là chiếc xe điện cũ của Stockholm, được cắt chéo và đặt trên nền gạch mà thôi.
Thậm chí, có rất nhiều phương tiện truyền thông lớn "hùa" theo những trò đùa này.
13. Cũng giống như BBC, Google cũng là một bậc thầy lừa đảo trong ngày 1/4. Năm 2013, họ đã thản nhiên giới thiệu Google Wallet Mobile ATM, được cho là có thể dễ dàng gắn vào hầu hết các điện thoại thông minh. Theo đó, người dùng sẽ nhận được tiền ngay lập tức mà không phải ra ngân hàng hay các máy ATM để rút tiền khi cần.
14. Thế nhưng, gậy ông lại đập lưng ông. Bởi khi Google chính thức cho ra mắt Gmail vào năm 2004 thì lại chẳng ai thèm tin nữa. Họ nghĩ rằng đây chắc cũng chỉ là trò đùa nhảm nhí thôi.
15. Còn đối với trẻ em tại vùng Flemish, Bỉ thì Cá tháng Tư chính là dịp để chúng nhốt bố mẹ hoặc thầy cô vào phòng và chỉ đồng ý thả ra nếu họ hứa thực hiện các yêu cầu của chúng.
16. Tại Anh, thay vì gọi nhau là fool (ngu ngốc) thì họ còn gọi nhau bằng một số tên gọi như "noodle" (đứa ngờ nghệch) hoặc "noddy" (kẻ khờ dại).
17. Thậm chí đến Mark Twain, nhà văn khôi hài bậc nhất nước Mỹ cũng từng phải nói rằng: "Đây chính là ngày mà chúng ta thực sự hiểu ra con người thật của mình trong 364 ngày còn lại."
18. Không chịu kém cạnh Google, Twitter cũng từng thông báo rằng vào tối 31/3/2013 họ sẽ chuyển đổi thành 2 dịch vụ. Theo đó, ai muốn sử dụng miễn phí thì nên chọn Twttr, dịch vụ chỉ cho phép viết phụ âm. Còn ai muốn gõ cả phụ âm lẫn nguyên âm phải trả phí 5 USD (110 nghìn VND) mỗi tháng.
19. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 68% các quảng cáo được tung ra vào ngày 1/4 vốn chỉ là trò đùa vô giá trị. Và chỉ có 3% trong số đó là thực sự đáng tin tưởng thôi.
20. Dựa trên những phản hồi của độc giả và một vài nghiên cứu, Bảo tàng của Những trò đùa còn lập ra một danh sách liệt kê chi tiết top 100 trò đùa Cá tháng tư chất nhất nữa.
Ngọc Nguyễn/Kenh14/Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4