Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường

    Bảo Nam,  

    Tìm hiểu những sự thật này có thể mang lại cho bạn một góc nhìn mới về hành tinh Trái đất xinh đẹp của chúng ta.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 1.

    Canada có nhiều hồ hơn phần còn lại của cả thế giới cộng lại.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 2.

    Nam Cực là sa mạc lớn nhất thế giới, vì lượng mưa mà nó nhận được trong năm vô cùng ít.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 3.

    Biên giới dài nhất của Pháp với một quốc gia khác là với... Brazil. French Guiana là một tỉnh của Pháp, nằm ở góc đông bắc của châu Nam Mỹ.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 4.

    Tùy thuộc vào nơi bạn ở, bụi trong không khí có thể đến từ... Châu Phi. Riêng bụi từ sa mạc Sahara thường xuyên tràn đến Amazon. Trên thực tế, nếu không có lớp bụi đó, rừng rậm Amazon thậm chí có thể không tồn tại. Đất ở đó khá nghèo dinh dưỡng và bụi đóng vai trò như một dạng phân bón. Hai đặc điểm địa chất khổng lồ nhưng đối lập nhau - một bên tràn đầy sức sống, một bên rất thưa thớt - nhưng lại có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 5.

    Châu Úc rộng hơn mặt trăng.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 6.

    Trái đất vô cùng nhẵn mịn, dù đỉnh Everest ở độ cao 8,85 km so với mực nước biển còn rãnh Mariana ở độ sâu 11 km. Nhưng, khoảng cách 19,85 km trên một hình cầu đường kính 12.742km là vô cùng nhỏ. 0,156% chu vi hành tinh này chứa tất cả các độ cao địa hình. Bề mặt của viên bi cái trên bàn bi-a có dung sai cho độ hoàn thiện (độ nhẵn mịn cho phép) vào khoảng 0,222% chu vi bề mặt. Tức là, trái đất nhẵn mịn hơn cả viên bi cái màu trắng quen thuộc đó, ngay cả khi bạn đặt đỉnh Everest bên cạnh rãnh Mariana.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 7.

    Trên quả địa cầu, bang Alaska của Mỹ khá nhỏ. Nhưng nó thực sự rất to lớn. Nó lớn hơn cả ba bang Montana, Texas và California cộng lại.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 8.

    Có 14 ngọn núi, thuộc 2 dãy núi, có độ cao trên 8.000 mét. Tất cả chúng đều ở Châu Á.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 9.

    Khoảng cách giữa New Zealand và Australia gần bằng khoảng cách giữa Hà Lan và Libya. Đơn giản vì châu Âu rất nhỏ bé.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 10.

    FedEx, hãng vận chuyển nổi tiếng thế giới, chọn Anchorage - một thành phố ở phía nam của tiểu bang Alaska - làm trung tâm vận chuyển toàn cầu. Bởi đây là một trong những nơi duy nhất trên thế giới cách ba thị trường lớn nhất toàn cầu trong vòng 10 giờ bay: Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ai có thể nghĩ rằng một nơi được coi là hẻo lánh tới vậy, lại thực sự là trung tâm của thế giới.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 11.

    Nói một cách tương đối, chúng ta đang sống trên vỏ của một quả táo. Đó là so về độ dày của lớp vỏ Trái đất tương ứng với thể tích của nó.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 12.

    Mảng kiến tạo Australia đang trôi về phía bắc với tốc độ nhanh so với các mảng khác. Toàn bộ lục địa này đang di chuyển về phía bắc và hơi theo chiều kim đồng hồ với tốc độ khoảng 6,8 cm một năm. Và tốc độ này đủ nhanh để các hệ thống GPS phải liên tục bù đắp để nó luôn chính xác. Trong vài trăm triệu năm nữa, Australia có thể sẽ va chạm với châu Á, tạo ra một dãy núi thậm chí còn cao hơn cả Himalayas khi sự kiện này xảy ra.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 13.

    Quốc gia có nhiều múi giờ khác nhau nhất là... Pháp! Bởi vì có rất nhiều hòn đảo và khu vực trên thế giới được coi là đất của Pháp. Nước Anh cũng có một loạt tài sản ở nước ngoài, nhưng không giống như Pháp, họ không coi những nơi này là một phần của cùng một quốc gia.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 14.

    Đây không phải ảnh ghép và hiện tượng này được gọi là Lahaina Noon, xảy ra hai năm một lần ở Hawaii, Mỹ. Đó là khi mặt trời ở ngay trên đỉnh và ánh sáng chiếu thẳng xuống khiến mọi vật dường như không có bóng. Do Trái Đất luôn xoay nên hiện tượng Lahaina Noon có khi nằm ở giữa biển, có khi ở sa mạc hay một vị trí nào đó khó quan sát, hoặc chỉ đơn thuần là không ai để ý tới.

    Những sự thật về môn địa lý mà bạn có thể không được học ở trường - Ảnh 15.

    Điểm cực bắc của Bắc Mỹ là ở Greenland, thuộc Đan Mạch. Tức là một quốc gia châu Âu có điểm cực bắc ở đâu đó bên ngoài châu Âu.

    Tham khảo BoredPanda

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ