Những tác phẩm tinh xảo khó tin được in bằng máy in 3D dân dụng đầu tiên trên thế giới
Cho đến thời điểm hiện tại, Solus DLP là chiếc máy in 3D đầu tiên được phổ cập tới tất cả người tiêu dùng, còn trước đó mọi thiết bị tương tự đều chỉ có thể tìm thấy trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
Niềm mơ ước của bao thế hệ trẻ
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã có tuổi thơ dữ dội với những món đồ chơi như lính nhựa, trứng Kinder bọc sô-cô-la mà nhiều khi mua không phải để ăn mà cốt chỉ sưu tầm những mô hình tí hon bất ngờ bên trong. Ngày nay, tiến bộ công nghệ đã có thể giúp chúng ta tạo ra những món đồ chơi nhỏ nhắn của riêng mình hoặc bất cứ thứ gì mà ta có thể nghĩ ra được: Đồ chơi, đồ trang sức, các tác phẩm nghệ thuật đương đại – hay thậm chí còn hơn thế nữa. Những gì bạn cần là một chiếc máy in 3D và sức sáng tạo không giới hạn mà thôi.
Công ty Junction3d đã dày công nghiên cứu, cải tiến nhiều đời máy in 3D, thử nghiệm với nhiều loại vật liệu để rồi cuối cùng cho ra đời mẫu máy in 3D xách tay Solus DLP. Nó có khả năng in được những chi tiết ba chiều siêu nhỏ, mà giá không quá đắt khi so sánh với mặt bằng chung của thị trường máy in 3D: chỉ cần vài ngàn đô la là bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy in như thế để thực hiện những ý tưởng sáng tạo cho riêng mình.
Chiếc máy in kỳ diệu này có giá bán 2299 đô la, còn phần máy chiếu rời sẽ tốn của bạn thêm khoảng 699 - 899 đô la nữa. Cái giá phải trả cho niềm sung sướng cũng không hề nhỏ, nhưng có lẽ chẳng bao lâu nữa mọi thứ sẽ thay đổi. Cho đến thời điểm hiện tại, Solus DLP là chiếc máy in 3D đầu tiên được phổ cập tới tất cả người tiêu dùng, còn trước đó mọi thiết bị tương tự đều chỉ có thể tìm thấy trong các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Vì vậy, có thể nói đây là một thiết bị mang tính cách mạng trên thị trường.
Một chiếc máy in 3D đến từ Autodesk
Mực in của chiếc máy là một loại loại nhựa tổng hợp đặc biệt, đảm bảo có thể in được những chi tiết cực nhỏ với độ tinh xảo rất cao. Hầu hết những sản phẩm in 3D các bạn sắp được chiêm ngưỡng dưới đây đều chỉ cao chưa đầy 3 cm, còn trái dứa thì chưa tới 1 cm. Trước đây, những chi tiết nhỏ tinh xảo như vậy chỉ có thể được sản xuất trong các nhà máy, còn giờ thì ai cũng có thể tự làm được tại nhà.
Cách đây không lâu chúng ta đã nghe về quần áo được tạo ra bằng máy in 3D. Với đà phát triển thế này, có lẽ trong tương lai không xa ai ai cũng có thể tự sản xuất ra mọi thứ mình muốn mà chẳng cần phải đi mua.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android