Những thói quen xấu cần tránh khi sử dụng điện thoại di động (Phần cuối)

    PV, Minh Lết 

    Những tật xấu mà bạn cần tránh khi sử dụng điện thoại di động. Nếu không chúng có thể khiến bạn tổn hại thể diện, sức khỏe thậm chí là tính mạng. "Quả đắng" luôn dành cho những ai bất cẩn.

    14. "Nấu cháo" điện thoại


    Nấu cháo điện thoại là sở thích của rất nhiều người. Dù rằng đối với những người... còn lại thì đó là 1 thói quen xấu vô cùng.

    Có lẽ ai cũng từng ít nhất 1 lần phải tiếp chuyện những đối tượng... lắm mồm qua điện thoại. Có những người (đặc biệt là phái yếu) có sở thích buôn chuyện dông dài hết phút này qua phút khác, hết... tiếng này qua tiếng khác. Tất nhiên buôn chuyện giữa 2 người cùng đồng tâm nhất trí thì không có gì để nói. Nhưng thảm họa sẽ xảy ra nếu bạn bắt đối tượng phải tiếp chuyện mình cả tiếng đồng hồ trên điện thoại trong khi người ta chẳng mấy hứng thú với những gì bạn nói. Chưa kể đến việc "nấu cháo điện thoại" còn có thể làm trầm trọng thêm những triệu chứng của bệnh... "viêm màng túi".

    Cố gắng giữ cuộc gọi thoại ngắn gọn và có đầu đuôi mới là cách làm của người lịch sự.

    15. Sử dụng điện thoại khi đang sạc


    Sử dụng điện thoại khi đang sạc có thật nguy hiểm như "giang hồ đồn đại" ?

    Có lẽ trong số chúng ta, ai cũng từng ít nhất 1 lần nhận được những tin nhắn từ bạn bè khuyến cáo về việc này. Tuy nhiên lý do mà bạn không nên sử dụng điện thoại khi nó đang được cắm sạc khác rất xa so với những gì mà bạn được nghe.

    Hầu hết những "câu chuyện cảnh giác" về việc sử dụng điện thoại di động khi đang sạc đều có liên quan đến việc điện thoại của bạn sẽ nổ tung hoặc sóng điện từ cao gấp hàng nghìn lần lúc bình thường. Xin nói luôn, nếu bạn sử dụng điện thoại của bạn khi nó đang được cắm vào ổ sạc, sẽ không có chuyện pin của chiếc điện thoại đó "chuyển đổi mục đích sử dụng" sang lựu đạn cỡ nhỏ hoặc sóng điện thoại "tự nhiên" được tăng cường độ lên hàng nghìn lần, gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.

    Có lẽ lý do dẫn đến kết luận rằng pin điện thoại nguy hiểm hơn khi vừa sạc vừa xả là bất kỳ điện thoại nào được sử dụng trong lúc đang sạc đều bị nóng lên rất rõ rệt. Vấn đề này liên quan đến cơ chế sạc/xả của pin điện thoại và là hiện tượng hoàn toàn bình thường.

    Sự thật là: nếu bạn sử dụng điện thoại di động ngay trong lúc nó đang được sạc, thì xác suất về việc chú dế yêu biến thành 1 quả lựu đạn ngay bên tai bạn cũng không hề cao hơn khi điện thoại hoạt động ở chế độ bình thường. Tương tự như vậy, khi điện thoại đang được sạc, sóng điện từ phát ra cũng vẫn ở mức bình thường. Việc khẳng định sóng điện thoại tăng cường độ khi máy đang sạc là hoàn toàn phản khoa học.

    Dù vậy, nếu bạn đang sạc điện thoại, tốt nhất hãy để nó yên vị một chỗ. Lý do? Thứ nhất là việc vừa sạc vừa gọi điện sẽ khiến máy rất nóng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết nhạy cảm với nhiệt độ như màn hình, bo mạch. Thứ 2 là việc sử dụng điện thoại khi đang sạc khiến trong pin xuất hiện đồng thời 2 dòng sạc/xả, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của pin.

    16. Chặn tay lên vị trí đặt ăng-ten của máy


    Các điện thoại thế hệ cũ từ thập kỷ 90 hầu như đều trang bị ăng ten ngoài.

    Nếu bạn còn nhớ vụ scandal của iPhone 4 về việc mất sóng khi bị cầm vào những vị trí nhất định. Steve Jobs trả lời khách hàng rằng họ đã cầm điện thoại sai cách. Tất cả cộng đồng mạng cùng tỏ thái độ phẫn nộ và tẩy chay Steve vì tuyên bố thiếu trách nhiệm này.

    Tuy nhiên, nếu bạn tìm hiểu kĩ hơn, những gì Steve nói không phải hoàn toàn vô căn cứ. Trong thời kì sơ khai của ngành công nghiệp điện thoại, tất cả mọi loại điện thoại cầm tay đều phải đi kèm 1 ăng-ten để hỗ trợ việc thu sóng.


    iPhone 4 và vụ scandal rớt sóng.

    Và Nokia đã thay đổi khái niệm về ăng-ten của điện thoại khi cho ra đời những mẫu điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ ăng-ten chìm. Công nghệ này giúp các nhà sản xuất giấu bộ phận thu phát sóng vào một phần nào đó trên vỏ điện thoại, và triệt tiêu chiếc ăng-ten dài ngoằng, xấu xí của các thế hệ điện thoại trước đó. Vướng mắc lớn nhất của công nghệ này đó là nếu như bạn đặt tay lên những vị trí đặt ăng-ten trên vỏ điện thoại, cường độ sóng mà thiết bị thu được sẽ suy giảm đến mức thảm hại (4 cột sóng nay chỉ còn 1,2 thậm chí là "rớt sóng" hoàn toàn). Đặc biệt là với các smartphone, việc đặt tay vào nơi bố trí ăng-ten trên vỏ điện thoại sẽ làm tốc độ mạng trên điện thoại sụt giảm nghiêm trọng.
     
    Giải pháp cho vấn đề này thật ra khá đơn giản và cũng đúng như lời Steve Jobs: "Đừng cầm điện thoại theo cách đó nữa". Sau 1 thời gian sử dụng, bạn sẽ nhận thấy 1 số tư thế cầm điện thoại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc gọi, hoặc tốc độ truy cập internet trên điện thoại. Và hầu hết người sử dụng đều nhanh chóng tìm được cho mình tư thế cầm máy tối ưu để tránh việc rớt sóng hoặc cuộc gọi bị gián đoạn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian mày mò, thì tốt nhất hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm, các nhà sản xuất đều ghi chú rất cụ thể về vị trí đặt ăng ten trên máy và lưu ý khách hàng tránh đặt tay vào những nơi đó.

    18. Nhắn tin/gọi điện khi đang tham gia giao thông

    Có lẽ chẳng cần nói thì ai cũng hiểu việc sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông nguy hiểm đến mức nào, nhất là ở những nước có tình trạng giao thông công cộng hỗn loạn như ở Việt Nam. Tại Mỹ, 15% số vụ tai nạn giao thông xảy ra là do có liên quan đến điện thoại di động. Ở Việt Nam không có những thống kê cụ thể về vấn đề này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng tỉ lệ các vụ tai nạn giao thông có "dính líu" đến điện thoại di động cũng chẳng thấp hơn ở Mỹ chút nào.


    Nhắn tin thì không lái, đã lái thì đừng nhắn tin.

    Trong danh sách những việc không nên làm với điện thoại khi đang đi trên đường, có lẽ "nhắn tin" sẽ đứng đầu bảng. Việc 1 tay nhắn tin, 1 tay điều khiển phương tiện giao thông chắc chắn sẽ khiến bạn chịu rất nhiều rủi ro. Vì thế, hãy nhớ 1 nguyên tắc bất di bất dịch: Dùng điện thoại thì không lái xe, mà đã lái xe thì đừng dùng điện thoại.

    19. Gọi điện thoại lúc nửa đêm khi không thực sự cần thiết

    Có lẽ trong những thói xấu của việc sử dụng điện thoại, không gì xấu bằng việc gọi điện thoại cho người khác lúc nửa đêm chỉ để nói vài câu tầm phào. 1 cú điện thoại lúc nửa đêm luôn báo hiệu những tin tức khẩn cấp và thường là rất xấu, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho những ai nghe điện.  Chưa kể đến việc điện thoại đêm khuya còn có thể phá hoại giấc ngủ của người nghe, gây cảm giác bực mình, khó chịu.

    1 cú điện thoại nửa đêm bao giờ cũng khiến người nghe lo lắng.

    Vì thế nếu không có việc gì thật cần, hãy bằng mọi cách tránh việc gọi điện thoại cho người khác vào lúc nửa đêm.

    20. Đặt niềm tin vào các tin nhắn quảng cáo


    Quả cả tin và bạn sẽ ăn nhiều "quả đắng".Hãy nhớ rằng: Thế giới này không có chỗ cho những ai ngây thơ.

    Thế giới mà chúng ta đang sống không dành cho những người nhẹ dạ, cả tin: Cuộc đời luôn đầy rẫy cạm bẫy và hiểm nguy. Ngay cả trong việc sử dụng điện thoại di động cũng vậy. Nếu bạn quá cả tin vào những gì mà người khác nói, bạn sẽ dễ ăn phải "quả đắng". Giờ đây các kiểu lừa đảo liên quan đến điện thoại di động tồn tại ở muôn hình vạn trạng. Nếu bạn nhận được những tin nhắn kiểu như "Bạn đã trúng giải thưởng xxx, xin mời nhắn tin về số yyy theo cú pháp zzz để nhận giải thưởng" thì phương án ứng xử hợp lý nhất là bạn hãy phớt lờ chúng. :Làm theo lời "dụ khị" của những tin nhắn như thế, chắc chắn đến 99.99% là bạn sẽ rước phiền toái cũng như thiệt hại về phía mình.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ