Những thương hiệu nào "chịu chi" để quảng cáo trong chương trình Gặp nhau cuối năm thay thế Táo Quân?
Trong tổng thời lượng 20 phút quảng cáo, riêng Momo "chiếm sóng" tới 3 phút và Oppo là hơn 2 phút. Tổng cộng, VTV thu về khoảng 16,6 tỷ đồng từ 20 phút quảng cáo năm nay.
Đêm giao thừa xuân 2020 là năm đầu tiên mà chương trình Táo Quân dừng phát sóng. Thay thế vào đó là một tiết mục hài được đầu tư công phu và cũng do các nghệ sĩ gạo cội thể hiện như Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng, Quốc Khánh...
Theo thông báo từ Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình (TVad), giá quảng cáo của chương trình Gặp nhau cuối năm 2020 giảm khoảng 25% so với Táo Quân 2019. Slot quảng cáo 30 giây có giá chỉ 400 triệu đồng, thay vì 530 triệu đồng như năm ngoái.
Thống kê trong chương trình năm nay, tổng thời lượng quảng cáo của các nhãn hàng là 20 phút và VTV thu về khoảng 16,6 tỷ đồng, cũng giảm gần 25% so với doanh thu từ Táo Quân năm ngoái. Thời lượng quảng cáo được các thương hiệu ưa chuộng nhất là 30 giây và 15 giây.

Đứng đầu về độ "chịu chi" là Momo khi ví điện tử này quảng cáo tới 6 lần, mỗi lần 30 giây, tương đương chi phí 2,4 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 trong danh sách là hãng điện thoại Oppo với thời lượng khoảng 130 giây. Xếp sau là các thương hiệu Shopee, KiotViet, Vietnam Airlines.
Bên cạnh việc quảng cáo trong khung giờ quảng cáo, KiotViet, Oppo và Shopee còn quảng cáo thông qua banner trong nội dung của chương trình Gặp nhau cuối năm.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hỏi chủ đề nhạy cảm, AI Grok của X sẽ tìm ý kiến của Elon Musk trước rồi mới trả lời
Dù chưa rõ đây là chủ đích của nhóm phát triển hay chỉ là kết quả tự phát từ cơ chế học máy, việc chatbot tham khảo quá mức ý kiến của một cá nhân cụ thể đang làm dấy lên lo ngại về tính khách quan và trung lập của AI trong việc xử lý các chủ đề xã hội phức tạp.
Trên tay Galaxy Watch8 và Watch8 Classic: Thiết kế "squircle" mới, tích hợp Google Gemini, hỗ trợ đo sức ép mạch máu và chỉ số chống oxy hóa