Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    GL,  

    Phần lớn những tòa nhà cao nhất trên được xây dựng trong vòng hai mươi năm qua và cho đến bây giờ năm nào cũng có thêm những dự án xây những tòa nhà cao và cao

    Nền văn minh của loài người trong những thế kỷ gần đây đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên mọi lĩnh vực. Trong đó khoa học kỹ thuật công nghệ là một lĩnh vực có thể nhìn thấy được sự phát triển vượt bậc của nó trong đời sống hàng ngày. Điển hình là trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Ở các thành phố phát triển, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự mọc lên của nhiều tòa nhà cao tầng có kiến trúc hiện đại. Và thường độ cao của chúng luôn có xu hướng ngày một cao hơn.

    Quả thật, trong lĩnh vực kiến trúc, con người chúng ta đang không ngừng làm cho độ cao của các tòa nhà cao hơn. Các hợp chất mới, vật liệu mới và cả những hiểu biết cao hơn về xây dựng và thiết kế đã cho phép chúng ta cho ra đời những tòa nhà chọc trời khổng lồ trên Trái đất. Phần lớn những tòa nhà cao nhất trên được xây dựng trong vòng hai mươi năm qua và cho đến bây giờ năm nào cũng có thêm những dự án xây những tòa nhà cao và cao hơn nữa. Trong bài viết này, hãy cùng điểm qua những tòa nhà chọc trời có chiều cao lớn nhất trên thế giới

    14. Tòa nhà Kim Mậu (Jin Mao) – Thượng Hải (431 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Tòa nhà Kim Mậu hay Tháp Kim Mậu (Tòa nhà Thịnh Vượng Vàng) là tòa nhà chọc trời 88 tầng nổi tiếng tại Phố Đông , Thượng Hải. Nơi đây đã chính thức đi vào hoạt động vào năm 1999. Mục đích xây dựng chủ yếu của tòa nhà này là dùng để làm một tòa nhà văn phòng nhưng nó cũng có đủ khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng, hộp đêm và một đài quan sát từ tầng cao. Khách hàng thuê lớn nhất của tòa nhà này là khách sạn Hyatt với phần diện tích sử dụng chiếm hơn ba mươi tầng phòng khách sạn kèm theo quầy bar, các quán cà phê, một số nhà hàng cao cấp, trung tâm thể dục, hồ bơi và thang máy riêng dành cho khách sạn.

    13. Trump International Hotel and Tower ở Chicago, Mỹ (423 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Tòa nhà này được xây dựng vào năm 2009 với mục đích trở thành sự kết hợp của khu căn hộ và khách sạn cao cấp. Chi phí để xây dựng tòa nhà lên tới khoảng hơn 847 triệu USD. Tòa nhà được xây dựng trên nền tòa nhà Chicago Sun Times trước đây, nằm ở trung tâm thành phố Chicago. Ngoài khách sạn và khu căn hộ, tòa nhà còn có một nhà hàng nằm trên tầng mười sáu, một spa và một khu quảng trường bên ngoài – nơi đây có cảnh quan tuyệt đẹp và được rất nhiều du khách biết tới và đến tham quan.

    12. Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu, Trung Quốc (440 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Tòa nhà này có 103 tầng tất cả và là một phần của công trình tháp đôi Quảng Châu. Việc thi công tòa nhà, dựa trên thiết kế của Wilkinson Eyre, bắt đầu từ tháng 12 năm 2005 và kết thúc vào năm 2010. Chi phí xây dựng nó dao động vào khoảng 280 triệu USD. Tòa nhà đóng vai trò là một trung tâm hội nghị, khách sạn và văn phòng. Tầng 1 đến tầng 66 là các văn phòng, tầng 67 và tầng 68 chứa các thiết bị cơ khí, tầng 69 đến tầng 98 thuộc một khách sạn Bốn Mùa, còn tầng 99 và tầng 100 được dùng làm đài quan sát. Công trình song song với tòa nhà này là tháp Đông có kế hoạch xây dựng còn cao hơn tòa nhà tháp Tây tuy nhiên cho đến hiện tại nó vẫn chưa trở thành hiện thực.

    11. KK100, Thẩm Quyến, Trung Quốc (442 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    KK 100 còn có có tên cũ là Trung tâm thương mại tài chính KingKey. Đây là một tòa nhà chọc trời ở quận La Hồ , thành phố Thâm Quyến , tỉnh Quảng Đông , Trung Quốc . Tòa nhà này cao 441,8 mét và có 100 tầng. Trong đó, 68 tầng với tổng diện tích 173.000 mét vuông là các văn phòng hạng A, 22 tầng (từ tầng 75 đến tầng 98) với tổng diện tích 35.000 mét vuông thuộc khách sạn 6 sao St. Regis mở cửa từ tháng 9 năm 2011.. Còn các tầng trên cùng có một khu vườn và một vài nhà hàng. Nằm bên cạnh Kingkey 100 là trung tâm thương mại KK mở cửa vào ngày 26 tháng 11 năm 2010 với nhiều cửa hiệu, nhà hàng và một siêu thị, cũng như rạp chiếu phim IMAX đầu tiên ở Thâm Quyến

    10. Tháp Willis, Chicago, Mỹ (442 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Đây là tòa nhà duy nhất trong danh sách này được xây dựng trước năm 1998. Trước kia tên gọi của nó là Sears Tower. Tháp Willis là tòa nhà cao nhất ở Hoa Kỳ kể từ năm 1973, qua mặt tháp đôi World Trade Center và tòa tháp đôi này đã qua mặt tòa nhà Empire State chỉ một năm trước đó. Bằng nhiều cách đo khác (chiều cao chính thức, chiều cao nóc và số lượng tầng có người làm việc trong đó), Tháp Willis vẫn luôn cao hơn cặp tháp đôi World Trade Center . Được ủy thác bởi Sears, Roebuck and Company , tháp này đã được thiết kế bởi chính kiến trúc sư Bruce Graham và các kỹ sư kết cấu Srinivasa và Fazlur Khan của công ty Skidmore, Owings and Merrill. Chi phí xây dựng nó rơi vào khoảng 160 triệu đô la lúc bấy giờ. Tòa nhà này cũng là công trình đầu tiên áp dụng phương pháp ống đi kèm hệ thống cấu trúc.

    Việc xây dựng đã được bắt đầu vào tháng 8 năm 1970 và tòa nhà đã đạt được chiều cao tối đa dự tính ban đầu vào ngày 3 tháng 5 năm 1973 . Khi hoàn thành, Tháp Willis vượt qua chiều cao nóc nhà của World Trade Center ở New York để trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa tháp này có 108 tầng theo cách đếm tiêu chuẩn, tuy nhiên nó còn có thêm 2 tầng 109 và 110 là nơi đặt các máy cơ khí và đài quan sát. Khoảng cách đến nóc tòa tháp là 442 m tính từ cửa vào phía Đông. Tháp được đổi tên thành Willis Tower vào tháng 7 năm 2009. Trong một thời gian dài nó đã từng là tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới trước khi bị tháp Petronas soán ngôi vào năm 1998.

    9. Tháp Zifeng, Nam Kinh, Trung Quốc (450 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Nơi đây còn được gọi là trung tâm tài chính Greenland. Tòa tháp này có 89 tầng, có tận 54 thang máy và được mở cửa vào năm 2010. Đây là một tòa nhà văn phòng nhưng có khách sạn, nhà hàng và một đài quan sát. Tòa nhà chọc trời này mất tổng cộng 5 năm để xây dựng và hoàn thành.

    8. Tháp đôi Petronas, Kualalumpur, Malaysia (451,9 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Tháp đôi Petronas, hay Petronas Towers, là tên một cao ốc 88 tầng tại Kuala Lumpur , Malaysia . Tòa tháp đôi này đã từng là tòa nhà cao nhất thế giới từ năm 1998 khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao nhất của tháp trước khi bị Taipei 101 qua mặt về chiều cao vào ngày 17 tháng 10 năm 2003. Tòa tháp đôi này hiện nay là tòa tháp đôi cao nhất thế giới.

    Tòa nhà 1 của tháp này được công ty dầu khí Petronas sử dụng làm văn phòng. Một số công ty khác sử dụng tháp số 2 như Reuters, Microsoft, AVEVA…. Tổng chi phí xây dựng công trình này ước tính lên tới 1,6 tỉ đô la. Hai tháp được nối với nhau thông qua cầu ở tầng thứ 41 và 42. Ngoài mục đích văn phòng và trung tâm thương mại, nơi đây còn có một trung tâm khoa học, hồ cá, phòng trưng bày nghệ thuật và một đài quan sát

    7. Trung tâm thương mại quốc tế, Hồng Kông (484 mét)

    Những tòa nhà chọc trời cao nhất trên thế giới (Phần I)

    Trung tâm thương mại quốc tế ở Hồng Kông có tên viết tắt là ICC. Đây là tòa nhà cao nhất Hồng Kông và có tới 118 tầng. Nó được hoàn thành vào năm 2010 sau tám năm xây dựng. Khách sạn Ritz-Carlton Hong Kong nằm trên tầng 118 của tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế, khách sạn này sở hữu từ tầng 102 đến tầng 118 với tổng cộng 312 phòng nhìn ra cảnh quan hải cảng và thành phố. Ngoài ra tòa nhà cũng có một đài quan sát và hồ bơi cao cấp nhất thế giới nằm trên tầng thứ 118.

    (Còn tiếp...)

    Theo The Richest

    >>Đi tìm giới hạn của các tòa nhà chọc trời

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ