Trong số 10 tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm 2021 do Forbes ghi nhận, 6 doanh nhân đến từ Trung Quốc, 2 gương mặt đến từ Nhật Bản và một tỷ phú Singapore.
- Tỷ phú Mark Cuban tiết lộ điều hào hứng nhất về tiền số trong năm 2022, khẳng định điều này có thể thay đổi thế giới mãi mãi
- Lý do tại sao Elon Musk và các tỷ phú đang bán cổ phần với tốc độ chưa từng thấy, thu về gần 64 tỷ USD trong năm nay
- Thành tỷ phú được vài giờ, CEO Grab lại trở về là triệu phú sau khi cổ phiếu giảm hơn 21%
1. Colin Zheng Huang
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 40,2 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 22,4 tỷ USD
Việc Trung Quốc siết chặt quản lý các công ty công nghệ khiến nhiều tỷ phú bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, Colin Zheng Huang – nhà sáng lập Pinduoduo đã mất đến 64% tài sản do cổ phiếu nền tảng thương mại điện tử này giảm mạnh. Hồi tháng 3, Huang rời ghế Chủ tịch của Pinduoduo sau khi từ chức CEO vào năm ngoái. (Ảnh: Bloomberg)
2. Jack Ma
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 21,4 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 37 tỷ USD
Jack Ma từng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và là một trong những ông trùm thẳng thắn nhất của nước này. Ma đã dành phần lớn thời gian của năm 2021 ở ẩn sau khi các công ty của ông lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lý. Ant Group phải hoãn kế hoạch IPO trị giá 35 tỷ USD, còn Alibaba phải nộp phạt 2,8 tỷ USD vì cáo buộc độc quyền. Tính đến thời điểm Forbes thực hiện danh sách này, vốn hóa thị trường của Alibaba đã giảm hơn 46%. (Ảnh: Reuters)
3. Hui Ka Yan
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 18 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 9,1 tỷ USD
Năm thứ hai liên tiếp, Hui Ka Yan có mặt trong danh sách những tỷ phú mất nhiều tiền nhất. Cuộc khủng hoảng nợ tại China Evergrande Group khiến ông mất hàng tỷ USD. Tỷ phú này được cho là đã bỏ tiền túi khoảng 1 tỷ USD để cứu công ty do mình sáng lập. Hui cũng đang chịu sức ép tái cấu trúc núi nợ lên tới 300 tỷ USD của Evergrande. (Ảnh: Reuters)
4. Zhang Yong
Quốc tịch: Singapore
Giảm: 15,9 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 7,6 tỷ USD
Zhang là người sáng lập và Chủ tịch của Haidilao, chuỗi cửa hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc. Bất chấp đại dịch, công ty này vẫn mở rộng lên đến gần 1.600 chi nhánh. Tuy nhiên, Covid-19 và sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người tiêu dùng khiến Haidilao chịu nhiều ảnh hưởng. Tháng trước, họ thông báo sẽ tạm ngừng hoặc đóng cửa hẳn 300 cửa hàng trong cuối năm nay. Cổ phiếu công ty cũng giảm 71% tính đến ngày 15/12, khiến Zhang mất 68% tài sản. (Ảnh: Bloomberg)
5. Tadashi Yanai
Quốc tịch: Nhật Bản
Giảm: 14 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 30,4 tỷ USD
Yanai đã mất khoảng 1/3 tài sản của mình trong năm nay sau khi cổ phiếu của đế chế quần áo Fast Retailing giảm khoảng 34%. Tập đoàn có trụ sở tại Tokyo này là chủ sở hữu của các thương hiệu nổi tiếng như Uniqlo và Theory. Mặc dù doanh thu trong năm tính đến tháng 8 đã tăng 6% và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 70% so với năm 2020, Fast Retailing vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 lây lan. Công ty Nhật Bản còn gặp vấn đề về nhà máy ở Myanmar và cáo buộc sử dụng lao động cưỡng ép ở Tân Cương. Tuy nhiên, Fast Retailing đến nay vẫn phủ nhận những cáo buộc này. (Ảnh: Bloomberg)
6. Lei Jun
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 14 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 16,3 tỷ USD
Tài sản của Lei, người sáng lập và Chủ tịch của Xiaomi, một trong những thương hiệu điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, đã giảm gần một nửa trong năm nay. Dù không chịu sự kiểm soát như những hãng công nghệ Trung Quốc khác, Xiaomi vẫn phải vật lộn với các vấn đề về chuỗi cung ứng - cụ thể là tình trạng thiếu chip toàn cầu - cùng với sự cạnh tranh gay gắt khiến thị phần bị thu hẹp. (Ảnh: Bloomberg)
7. Masayoshi Son
Quốc tịch: Nhật Bản
Giảm: 13,6 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 25,1 tỷ USD
Việc các hãng công nghệ của Trung Quốc gặp rắc rối cũng tác động lớn đến Masayoshi Son, người sáng lập và Giám đốc điều hành của SoftBank - tập đoàn đầu tư khổng lồ Nhật Bản. SoftBank đã đầu tư vào nhiều công ty của nước này như Alibaba, Didi Global. Trong quý III, quỹ Tầm nhìn của SoftBank lỗ kỷ lục 7,3 tỷ USD. Cổ phiếu lao dốc khiến tài sản của Son giảm mạnh và mất vị trí người giàu nhất Nhật Bản. (Ảnh: Getty Images)
8. Daniel Gilbert
Quốc tịch: Mỹ
Giảm: 13,2 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 29,6 tỷ USD
2021 là một năm đầy biến động đối với giá cổ phiếu công ty cho vay thế chấp Rocket Companies của Dan Gilbert. Tỷ phú Mỹ nhanh chóng trở thành một trong 10 người giàu nhất thế giới khi tài sản của ông tăng vọt lên 80 tỷ USD trong một thời gian ngắn hồi tháng 3. Tuy nhiên, tính đến 15/12, cổ phiếu công ty cho vay trực tuyến đã giảm 62% từ mức đỉnh trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận giảm so với năm 2020. (Ảnh: Bloomberg)
9. Zhang Bangxin
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 11,3 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 1,2 tỷ USD
Đây không phải là thời điểm lý tưởng để kinh doanh trong lĩnh vực dạy thêm ở Trung Quốc. Và Zhang Bangxin, đồng sáng lập và Chủ tịch công ty dịch vụ giáo dục TAL Education là ví dụ điển hình cho điều này. Những quy định mới của Trung Quốc khiến cổ phiếu của TAL giảm mạnh trong khi tài sản của ông Zhang "bốc hơi" đến 90%. Nhiều doanh nhân khác trong lĩnh vực giáo dục của nước này còn đối mặt với tình trạng tồi tệ hơn như Larry Xiangdong Chen – CEO GSX Techedu chỉ còn 250 triệu USD, trong khi từng sở hữu 15,8 tỷ USD. (Ảnh: Getty Images)
10. Zhong Huijuan
Quốc tịch: Trung Quốc
Giảm: 10,4 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng: 10 tỷ USD
Zhong là người sáng lập, Chủ tịch và CEO của nhà sản xuất thuốc Trung Quốc Hansoh Pharmaceutical. Bà trở thành một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới sau đợt IPO của công ty năm 2019. Tuy nhiên cổ phiếu Hansoh đã giảm hơn 50% trong năm 2021 và hiện thấp hơn cả giá IPO, khiến tài sản của bà Zhong "bốc hơi" hàng tỷ USD. (Ảnh: Bloomberg)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI