Nỗ lực ngăn chặn tin giả của Google: từ nay sẽ có thêm đánh giá độ chính xác của các tin tức được tìm kiếm
Ông trùm công nghệ cho phép các đối tác cũng như các nhà xuất bản đánh giá xem những gì mà các báo bái đưa tới công chúng liệu có đáng tin hay không.
Từ giờ trở đi, các bài báo xuất hiên trong mục News của Google đều sẽ có những mẩu thông báo "Fact Check" gắn liền bên cạnh. Giai đoạn thử nghiệm có chọn lọc của tính năng này đã kết thúc và bắt đầu được ứng dụng trên toàn hệ thống.
Đây là nỗ lực mới nhất của Google trong việc giảm sức ép đang tăng cao từ việc công ti này bị cáo buộc "lan truyền thông tin sai sự thật" trong các bài báo và nhận nhiều chỉ trích.
Để tăng độ tin cậy của các thông tin xuất hiện trên trang tìm kiếm của mình, Google cho phép các tổ chức khác đánh giá chúng. Những đánh giá này sẽ giúp cho người dùng có các nhận định rõ ràng về các tin tức họ đang đọc thay vì bị "tẩy não" bởi các lời văn đầy tính sắp đặt, vốn vẫn luôn là vũ khí sắc bén của giới báo chí. Các bài báo được đánh dấu sẽ có đầy đủ thông tin của tác giả cũng như lời nhận xét đến từ các tổ chức đánh giá.
Google nhận rất nhiều chỉ trích vì "lan truyền thông tin sai sự thật"
Ngoài các tổ chức uy tín như PolitiFact hay Snopes, Google còn cho phép các tòa soạn báo tham gia vào việc này, ví dụ như tờ Washington Post hay New York Times. Trên lý thuyết, điều này tạo điều kiện cho giới truyền thông kiểm duyệt các nguồn tin với nhau hoặc đưa ra ý kiến khác nhau về một bài báo.
"Những đánh giá này không thuộc về Google và được đưa ra để độc giả có những lời nhận xét chính đáng hơn. Tuy những lời kết luận trái chiều có thể xảy ra, chúng tôi tin rằng điều này vẫn có ích trong việc giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý kiến mà số đông đồng thuận."" - Google cho biết
Phát ngôn viên của Google cũng chỉ ra rằng mọi tòa soạn có thể tham gia vào công việc này, nhưng Google sẽ sử dụng thuật toán của riêng họ để quyết định xem những nhận định nào được xuất hiện trong bài phân tích.
Công ti này sẽ tập trung tính năng trên cho các thông tin có tầm ảnh hưởng lớn và quan trọng chứ không hướng đến các bài báo mang tính nhận xét. Tầm ảnh hưởng của các thông tin sai lệch bùng nổ ngay sau thời điểm cuộc tranh cử tổng thống Mĩ vừa qua kết thúc. Facebook, mạng xã hội dẫn đầu trong việc truyền tải các thông điệp, đón nhận làn sóng chỉ trich đầu tiên. Ngay sau đó là Google.
Sundar Pichai, CEO của Google, trả lời phỏng vấn với BBC News
"Theo cách nhìn của chúng tôi (Google), không có bất kì lợi ích nào đến từ việc phổ biến thông tin sai lệch so với sự thật. Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng hết sức để ngăn chặn điều này xảy ra." - Sundar Pichai, CEO của Google chia sẻ trong buổi phỏng vấn với BBC News.
Ngoài ra, Google cũng không thu về lợi nhuận từ công việc này. Các bài báo có sử dụng tính năng đánh giá sẽ không xuất hiện trên đầu danh sách tìm kiếm của người dùng.
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI