Thị trường thương mại điện tử quá bão hòa, doanh nghiệp luôn phải chiến đấu không ngừng nghỉ mỗi giây phút để giành giật từng người dùng, từng khách truy cập vào website trong một thị trường cạnh tranh quá khốc liệt với sự chen chân của nhiều ông lớn, ông nhỏ hiện nay.
1s rất quý giá, bởi chỉ tải trễ website 1 giây:
Làm giảm 11% lượt xem trang.
Làm giảm sự hài lòng của khách hàng xuống 16%.
Đánh mất 7% tỷ lệ chuyển đổi.
Bốc hơi 2,5 triệu đô doanh thu nếu doanh nghiệp tạo ra 100.000 đô mỗi ngày.
Do đó, các hệ thống CDN đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình này. Điều này đặc biệt đúng với các dự án TMĐT: Có xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng trong tương lai, hướng tới mục tiêu tăng trưởng liên tục về lưu lượng truy cập, thường xuyên có các giai đoạn cao điểm xuất hiện (VD như bán hàng sale xả mùa hè, các chương trình ưu đãi mùa lễ hội, các chiến dịch marketing mở rộng thương hiệu và doanh thu,...) và sở hữu các đối tượng khách hàng phân phối trên khoảng rộng vị trí địa lý.
Mạng phân phối nội dung (CDN) cho phép doanh nghiệp tiếp cận bán hàng trực tuyến tới hàng triệu người dùng và phân phối bất kỳ nội dung tĩnh nào ở tốc độ cao nhất. Các hệ thống CDN này tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ tải website.
Một số người nói rằng nếu lưu lượng truy cập dưới một vài terabyte mỗi tháng thì không cần thiết phải sử dụng mạng phân phối nội dung. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm bởi vì ngoài việc giảm tải cho server, CDN còn giúp giảm thiểu độ trễ, và độ trễ trong một website phải là tối thiểu.
Nói cách khác, doanh nghiệp đừng bao giờ bắt khách hàng phải chờ đợi! Bởi vì tải chậm 1s thôi mà lỡ khách hàng "cả đời", trải nghiệm người dùng kém gây giảm tỷ lệ chuyển đổi, dẫn đến thiệt hại trực tiếp tới doanh thu.
10 năm trước, Amazon phát hiện ra rằng cứ sau 100ms độ trễ sẽ khiến họ tụt giảm 1% doanh số. Google thống kê cứ tăng lên 0,5 giây trong thời gian tải trang tìm kiếm sẽ khiến họ bị giảm 20% lưu lượng truy cập. Một nhà môi giới có thể mất 4 triệu đô la doanh thu mỗi mili giây nếu nền tảng giao dịch điện tử của họ chậm hơn 5 mili giây so với đối thủ.
Năm 2017, một nghiên cứu của Akamai cho ra kết quả đáng suy ngẫm như sau: Cứ chậm 100 mili giây tải trang sẽ làm giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi, dẫn đến mức giảm khổng lồ 6% về doanh số. Có thể thấy trải nghiệm người dùng đối với các nhà bán lẻ trực tuyến đóng vai trò là một trong những biến số thành công của TMĐT.
Năm 2018, Google đã công bố về benchmark của mobile page load khi thời trang tải trang tăng lên như sau:
1-3s: xác suất rời bỏ tăng 32%
1-5s: xác suất rời bỏ tăng 90%
1-6s: xác suất rời bỏ tăng 106%
1-10s: xác suất rời bỏ tăng 123%
Nếu doanh nghiệp muốn phục vụ khách hàng càng nhanh càng tốt, thì phải đảm bảo rằng lưu lượng truy cập không bao giờ là rào cản cho tốc độ tải trang!
Tức doanh nghiệp phải có nhiều điểm hiện diện (Points of Presence) của mạng lưới CDN gần với đối tượng mục tiêu hơn.
CDN là một phương pháp phân phối nội dung từ trang web và ứng dụng di động đến khách truy cập nhanh chóng và hiệu quả dựa trên vị trí địa lý của họ. Một CDN được tạo thành từ một mạng lưới các máy chủ (gọi là điểm hiện diện hay POP) tại các các địa điểm khác nhau tại Việt Nam.
Máy chủ CDN gần nhất với người dùng được gọi là edge server khi một người yêu cầu nội dung từ một trang web thông qua CDN, có nghĩa là người đó đã kết nối với edge server gần nhất, và nhờ vậy có được những trải nghiệm trực tuyến nhanh nhất có thể.
Trên thực tế, nếu nhìn vào các hành động của Google thì 2019 chính là năm của page speed lên ngôi. Ngay tại thời điểm bạn đang đọc bài viết này thì sự khác biệt giữa việc tải nhanh và chậm của website đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hiển thị trong công cụ tìm kiếm: top đầu hoặc bay biến khỏi bảng xếp hạng (cho dù là trả tiền hay không phải trả tiền). Việc tải chậm của website TMĐT sẽ giết chết tỷ lệ chuyển đổi và thổi bay khoản doanh thu khi doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận với người dùng thông qua search engine.
Để khắc phục tình trạng chậm chạp của website TMĐT trong giai đoạn mùa hè - Mùa mua sắm và tiêu dùng sôi động bậc nhất trong năm, doanh nghiệp cần thiết phải tích hợp BizFly CDN - Dịch vụ tăng tốc website hiệu quả.
Nếu nhận thấy website đã có những dấu hiệu của sự chậm chạp và tỷ lệ rời bỏ tăng cao, nhưng bạn lại không hề biết nguyên do từ đâu và làm thế nào để khắc phục, hãy liên hệ với đội ngũ của BizFly Cloud để tìm kiếm những lời khuyên từ chuyên gia hoàn toàn miễn phí.
Nằm trong hệ sinh thái BizFly Cloud được vận hành bởi VCCorp, BizFly CDN cung cấp giải pháp tăng tốc website và hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như kenh14.vn, Topica, VTV, Genk, Adayroi… Dành cho độc giả quan tâm đến dịch vụ có thể liên hệ:
Website: https://cloud.bizfly.vn/cdn/
Hotline hỗ trợ: (024) 7302 8888 / (028) 7302 8888
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"