Ngay cả sau khi tủy sống bị thiệt hại 100% thì vẫn còn cơ hội phục hồi lại cho con người trực quan và khả năng điều khiển chuyển động hoàn toàn bằng não bộ.
Các chuyên gia Mỹ đã phát triển một hệ thống cho phép truyền tín hiệu trực tiếp từ não đến các chi và ngược lại. Ứng dụng thành công đầu tiên của phương pháp này đã giúp các bệnh nhân, vốn bị liệt cả hai chân trong năm năm, lấy lại khả năng tự di chuyển. Hơn nữa, phương pháp này còn phục hồi cảm giác của các chi, tuy vẫn còn một vài điểm hạn chế so với chân tay giả nhạy cảm.
Người đàn ông tự bước đi, các nhân viên y tế bên cạnh để đỡ nếu anh này bị té ngã
Anh An Do đến từ trường Đại học California ở Irvine cho biết: "Thậm chí một vài năm sau khi chứng tê liệt bắt đầu, não vẫn giữ được khả năng tạo ra các sóng và tín hiệu dùng để buộc các chi thực hiện những động tác đơn giản. Chúng tôi đã chứng minh được rằng: ngay cả sau khi tủy sống bị thiệt hại 100% thì vẫn còn cơ hội phục hồi lại cho con người trực quan và khả năng điều khiển chuyển động hoàn toàn bằng não bộ. Đây là một bước tiến lớn so với các hệ thống khác sử dụng khung xương nhân tạo."
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng, phương pháp mới của họ có tính tự nhiên và đem lại hiệu quả cao hơn so với khung xương.
Hệ thống kết nối này được thực hiện như sau: các chuyên gia sử dụng một máy điện não đồ thông thường để giám sát hoạt động của não và một phần mềm để diễn giải các thông tin đó. Tín hiệu mà phần mềm này tạo ra sẽ được gửi đến các dây thần kinh vận động của các chi thông qua một bộ phát từ tính đặc biệt.
Bài tập đầu tiên là sử dụng não để điều khiển trò chơi
Người bệnh trong thí nghiệm đã được trải qua một khóa huấn luyện để có thể làm quen với hệ thống này. Giai đoạn đầu tiên là bài tập sử dụng sức mạnh của suy nghĩ để điều khiển một nhân vật trong trò chơi máy tính, sau đó người bệnh được đặt lên một máy mô phỏng dạng treo để điều khiển chính đôi chân mình. Cuối cùng là học cách đi bộ. Chỉ sau 20 buổi học thì người bệnh đã có thể tự đi được quãng đường là 3,5 mét, các nhân viên y tế chỉ đứng bên để đảm bảo anh ta không bị té ngã.
Hiện tại các nhà khoa học đang tìm kiếm tình nguyện viên để cấy ghép hệ thống này lên cơ thể. Nếu các thí nghiệm thành công, các chuyên gia tiến tới sản xuất điện cực cấy ghép trên quy mô lớn nhằm giúp những bệnh nhân bị liệt sớm lấy lại được khả năng vận động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?