Nokia, BlackBerry, Palm, Microsoft: Đồng loạt chê bai thậm tệ khi iPhone ra mắt để rồi đều chỉ còn là chiếc bóng của chính mình khi Apple đạt giá trị 1.000 tỷ USD
Cười người hôm trước, hôm sau người cười!
Đầu tháng này, Apple trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị thị trường 1.000 tỷ USD. iPhone, sản phẩm có lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử hiện đại, đóng góp phần lớn cho thành công này.
Năm ngoái, Apple bán được 216 triệu chiếc iPhone.
Tuy nhiên, khi iPhone lần đầu ra mắt không phải ai cũng nghĩ rằng nó là sản phẩm tuyệt vời. Thậm chí, rất nhiều CEO, giám đốc cao cấp của các đối thủ đã nghĩ rằng iPhone sẽ thất bại thảm hại.
Dưới đây, mời các bạn cùng điểm lại một số lời chê bai mà các nhân vật có tiếng trong làng công nghệ thời bấy giờ dành cho iPhone:
Steve Ballmer - cựu CEO Microsoft: "Chiếc iPhone ấy chẳng có cơ hội nào chiếm thị phần lớn trên thị trường. Chẳng có cơ hội nào hết".
Richard Sprague, giám đốc cấp cao của Microsoft: "Tôi không tin vào những đồn thổi về iPhone. Tôi chỉ thắc mắc là ai muốn thứ đó cơ chứ (chắc chỉ có những kẻ sùng đạo)".
Và ai cũng biết, 10 năm sau vẫn có rất nhiều người xếp hàng chờ mua iPhone mới.
Ba năm sau ngày iPhone ra mắt, Microsoft thậm chí còn tổ chức một lễ tang cho iPhone khi họ trình làng phiên bản mới của Windows Phone.
Nhưng số phận của Windows Phone thế nào thì các bạn chắc cũng biết rất rõ.
Jim Balsillie - cựu CEO của RIM (tiền thân của BlackBerry): "iPhone gia nhập vào thị trường đã có quá nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tôi nghĩ người ta đang phóng đại nó".
Hiện, BlackBerry bị iPhone đánh bại và phải bán thương hiệu cho các hãng khác.
John Rubinstein - cựu nhân viên cao cấp của Apple, cựu CEO Palm: "Bạn có tin một chiếc lò nướng bánh mỳ có thể pha cà phê không? Không thể có thiết bị nào toàn diện như vậy bởi nó không thể làm tốt hơn một chiếc lò nước bánh mỳ hoặc một máy pha cà phê chuyên dụng được".
Rubinstien đưa ra phát biểu này vào cuối năm 2005, 6 tháng trước khi ông rời Apple. Ông đầu quân cho Palm và giữ chức CEO. Tuy nhiên, sau đó Palm cũng bị iPhone hủy diệt và phải bán mình cho HP.
Ed Colligan - CEO của Palm lúc bấy giờ: "Chúng tôi đã học tập và vật lộn trong vài năm để biết cách tạo ra một chiếc điện thoại. Những anh chàng chỉ biết làm máy tính thì không sẵn sàng làm điện thoại đâu. Họ còn chưa thực sự bất đầu ấy".
Câu nói này được Colligan đưa ra trước khi iPhone ra mắt vài tháng.
Và sau khi iPhone ra mắt, Colligan tuyên bố: "Chúng tôi không muốn học theo kiểu thiết kế ấy".
Nokia cũng tham dự vào nhóm các công ty nói xấu iPhone để rồi thất bại thảm hại. Ansi Vanjoki - giám đốc chiến lược của Nokia khi đó nói: "Thậm chí với Mac, Apple thu hút sự chú ý lớn ở thời điểm ra mắt nhưng họ vẫn chỉ là một nhà sản xuất khá. Với điện thoại di động cũng thế thôi".
Olli-Pekka Kallasvuo - CEO Nokia thời điểm đó cũng coi thường iPhone: "Tôi không nghĩ có thứ gì đó từ Apple có thể khiến chúng tôi thay đổi chiến lược sản phẩm, phần mềm hay phương thức kinh doanh".
Ed Zander - CEO Motorola thời điểm đó - khi được hỏi có kế hoạch gì để đối phó với iPhone đã trả lời rằng: "Bạn phải hỏi rằng họ làm thế nào để đối phó với chúng tôi mới đúng".
Và 11 năm sau, như các bạn đã biết, iPhone trở thành sản phẩm điện tử tiêu dùng thành công nhất mọi thời đại. Năm 2016, Apple tuyên bố đã bán được 1 tỷ chiếc iPhone. Còn Apple cũng vừa cán mốc công ty Mỹ đầu tiên đạt giá trị 1.000 tỷ USD trong khi toàn bộ các đối thủ từng coi thường iPhone đều đã thất bại, phải bán mình hoặc còn tồn tại nhưng doanh số cực kỳ thấp.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI