Nóng: Chuyên gia NASA tuyên bố Mặt Trăng có thể có sự sống, ngạc nhiên nhất là nguồn gốc của nó!

    Trang Ly, Tổ Quốc 

    (Tổ Quốc) - Sự sống ngoài hành tinh chẳng ở đâu xa mà có thể ở ngay tại vệ tinh tự nhiên của chúng ta!

    Cực Nam của Mặt Trăng đã trở thành một "điểm nóng" đối với các cường quốc vũ trụ, đặc biệt là gần đây, khi NASA lên kế hoạch đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng thông qua sứ mệnh không gian Artemis ở đó.

    Mới đây, một nhà khoa học của NASA đã chia sẻ một tiết lộ gây sốc - trên Mặt trăng có thể đã tồn tại sự sống, dẫu cho điều kiện tại đây rất khắc nghiệt. 

    So với Trái Đất, Mặt Trăng là một nơi hoang vắng, khá khắc nghiệt. Tại đây không có nước chảy, mây mỏng, bầu không khí cũng như dấu hiệu của sự sống.

    Bussiness Insider đưa tin, nhà khoa học hành tinh Prabal Saxena tại Trung tâm du hành vũ trụ Goddard của NASA, cho biết sự sống của vi sinh vật có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt như trên Mặt Trăng.

    Ông nói thêm rằng, các hốc có thể ở được trên Mặt Trăng có thể đã cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các vi sinh vật này. "Cảnh quan chết chóc tạo nên Mặt Trăng có thể đang che giấu dấu hiệu của sự sống vi sinh vật trên Mặt trăng" - Prabal Saxena tin tưởng.

    Nóng: Chuyên gia NASA tuyên bố Mặt Trăng có sự sống, ngạc nhiên nhất là nguồn gốc của nó! - Ảnh 1.

    Hố Shackleton nằm ở cực Nam của Mặt Trăng, nơi các vi khuẩn có nguồn gốc từ Trái Đất có thể tồn tại. Hình ảnh trực quan này được mã hóa màu và có đường viền để hiển thị độ sâu của miệng núi lửa. Nguồn: NASA/Ernie Wright

    Điều hấp dẫn nhất trong nhận định có sự sống trên Mặt Trăng này là Prabal Saxena và nhóm của ông tin rằng vi sinh vật có thể trú ẩn trong những hốc này trên Mặt Trăng có nguồn gốc từ bên ngoài. Cụ thể là từ... Trái Đất!

    Những vi sinh vật Mặt Trăng này, nếu chúng tồn tại, có khả năng "quá giang" trên tàu đổ bộ Mặt Trăng của người Trái Đất, giống như tàu đổ bộ Apollo lịch sử năm 1969.

    Nhà khoa học hành tinh Prabal Saxena đã dành nhiều thời gian của mình để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Tuy nhiên, gần đây ông đã bắt đầu làm việc với một nhóm các nhà khoa học khác đang tìm kiếm sự sống gần Trái Đất hơn - Chính là cực Nam Mặt Trăng.

    Cực Nam Mặt Trăng: Vựa sống phong phú?

    Cực Nam của Mặt Trăng được coi là một phần quan trọng của sứ mệnh Artemis III (thuộc Chương trình Artemis của NASA), mà Mỹ đã lên kế hoạch đưa người đổ bộ tại 1 trong 13 địa điểm tiềm năng định sẵn.

    Nóng: Chuyên gia NASA tuyên bố Mặt Trăng có sự sống, ngạc nhiên nhất là nguồn gốc của nó! - Ảnh 2.

    13 khu vực mà NASA đã xác định là mục tiêu tiềm năng cho cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng tiếp theo của con người. Nguồn: NASA

    Tính cho đến nay, chưa có con người nào đặt chân lên phần này của Mặt Trăng. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà khoa học, phần này có chứa băng, thứ mà họ tin rằng các phi hành gia sau khi đổ bộ có thể sử dụng để tạo ra nước và những thứ khác trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.

    Một số khu vực băng giá này có thể là nơi trú ẩn an toàn cho những vi sinh vật đó, vì bức xạ có hại của Mặt Trời không bao giờ đến được những khu vực này.

    Ngay cả khi sự sống trên Mặt Trăng chưa tồn tại, sự sống của vi sinh vật có thể sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc khi loài người bắt đầu đi bộ trên Mặt Trăng của chúng ta thường xuyên hơn trong một tương lai không xa.

    "Điều quan trọng là nghiên cứu gần đây về khả năng sống sót của vi khuẩn tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt tương tự trên các phần của bề mặt Mặt Trăng cho thấy khả năng phục hồi/tồn tại đáng ngạc nhiên của nhiều vi sinh vật đối với các điều kiện khó sống như thế bên ngoài vũ trụ" - Prabal Saxena cho biết trong nghiên cứu gần đây.

    Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một loại vi khuẩn có tên là Deinococcus radiodurans đã tồn tại bên ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trong một năm. Deinococcus radiodurans được xem là một trong những sinh vật kháng bức xạ nhất được biết đến.

    Nóng: Chuyên gia NASA tuyên bố Mặt Trăng có sự sống, ngạc nhiên nhất là nguồn gốc của nó! - Ảnh 3.

    Loài gấu nước (ảnh phóng to) với khả năng sống sót cực tốt ở môi trường không gian khắc nghiệt. Ảnh: Internet

    Loài gấu nước Tardigrades (tên khoa học: Macrobiotus sapiens) siêu nhỏ cũng đã sống sót bên ngoài ISS, mặc dù nó tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt trong không gian trong một thời gian dài.

    Nhà khoa học hành tinh của NASA nói với Space.com rằng: "Chúng tôi hiện đang nghiên cứu để tìm hiểu những sinh vật cụ thể nào có thể phù hợp nhất để tồn tại ở những khu vực như vậy trên Mặt Trăng.

    Ngay cả khi vi khuẩn không tồn tại trên Mặt Trăng ngay bây giờ, thì gần như chắc chắn chúng sẽ tồn tại nếu con người bắt đầu đi lại thường xuyên trên bề mặt của nó. Và nếu Prabal Saxena và nhóm của anh ấy đúng, những vi khuẩn đó không chỉ có thể tồn tại mà còn có khả năng phát triển và phát triển mạnh trong những miệng hố va chạm bị che phủ vĩnh viễn này, theo Space.com.

    Bài viết sử dụng nguồn: Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ