Nông dân Trung Quốc giàu lên nhanh chóng nhờ Alibaba, tại sao nông dân Việt vẫn nghèo?
Đây là một trong những vấn đề của ngành nông nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại hội nghị trực tuyến tổng kết ngành năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 sáng nay (26/12).
Alibaba đã giúp hàng nghìn nông dân Trung Quốc trở nên giàu có, Việt Nam thì sao?
Thủ tướng cho biết, đã đọc rất kỹ báo cáo của Bộ NN&PTNT và nhận thấy ngành nông nghiệp đang còn rất nhiều công việc ngổn ngang. Trong đó, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn vẫn còn quá lớn, chiếm tới 60% dân số, đặc biệt là 40% lao động ở nông thôn vẫn làm nông nghiệp.
Năm nay, thiên tai, nhân tai quá nặng nề, gây hậu quả nghiêm trọng làm mất đi 1,7 tỷ USD, gần 1% GDP của cả nước. "Có thể nói, chưa bao giờ thiên tai ảnh hưởng dồn dập đến như vậy", Thủ tướng cho hay.
Trong bối cảnh khó khăn, nông nghiệp vẫn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp chủ lực cho đời sống người dân. Đặc biệt nông nghiệp đã mang về kim ngạch 32,1 tỷ USD cho đất nước, trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Tuy nhiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề. Kể đến là hạn điền đang kìm hãm phát triển sản xuất; việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn hạn chế; tình trạng ATTP còn nhiều bất cập; vật tư đầu vào cho ngành nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu… đôi lúc chưa được quản lý tốt.
Ngoài ra, thương mại điện tử trong nông nghiệp là một trong những vấn đề Thủ tướng quan tâm. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, Alibaba của tỷ phú Jackma đã giúp rất nhiều nông dân Trung Quốc giàu lên nhờ vào nông nghiệp. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng Interet cao nhất thế giới, thế nhưng với người nông dân, kiến thức về thương mại điện tử còn rất hạn chế.
Bãi bỏ những chính sách ràng buộc nông nghiệp, nông thôn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đưa ra 5 giải pháp cho nông nghiệp năm 2017:
- Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển theo chiều sâu chứ không chạy theo số lượng.
- Tiếp tục tổ chức các hình thức tổ chức sản xuất đặc biệt, trong đó có các HTX nông nghiệp và gắn với nông nghiệp công nghệ cao.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh.
- Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, ưu tiên những sản phẩm là lợi thế của địa phương, đặc sản của vùng, miền.
- Đầu tư hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là hoàn thiện cơ chế chính sách về vấn đề đất đai , sử dụng đất lúa…
Đặc biệt Thủ tướng nhấn mạnh, những chính sách nào ràng buộc nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng sẽ kiến nghị bãi bỏ. Nhất là những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ càng phải bãi bỏ sớm, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Trung ương đề nghị Trung ương xem xét, nghiên cứu giải pháp cởi trói.
"Chúng ta bãi bỏ những quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp để vì dân, vì sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Thể chế, chính sách do chúng ta xây dựng, đừng để chúng ta lại phải chạy theo những cơ chế, quy định lạc hậu”, Thủ tướng cho hay.
Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI