Merapi là núi lửa dễ phun trào nhất trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, và cũng là một trong những ngọn núi hoạt động mạnh nhất trên toàn thế giới.
Núi lửa Merapi nằm trên đảo Java (Indonesia), cách thành phố Yogyakarta khoảng 28 km (17 dặm) về phía bắc, đang phun trào và nhả ra những cột khói lớn khiến tro bụi và dung nham chảy xuống chân núi trong 2 ngày liên tiếp. Báo SCMP ngày mùng 10 tháng 8 đưa tin: các dòng chảy mang theo đá, bụi, tro và lửa bùng phát từ vòm dung nham đang phát triển tích cực bên trong miệng núi lửa Merapi nằm trên đảo Java.
Bà Hanik Humaida - người đứng đầu trung tâm giảm thiểu nguy cơ địa chất và núi lửa của thành phố Yogyakarta cho biết: núi lửa Merapi bắt đầu phun trào từ ngày mùng 8 tháng 8. Vụ phun trào mới nhất này đã thổi tro nóng cao 1000 mét lên không trung và khí nóng ra bán kính vùng 3 km.
Bà Humaida nói thêm: ngọn núi đã phun ra ít nhất 3 dòng chảy dung nham mới trong ngày 9 tháng 8 và vẫn có thể nghe rõ âm thanh ầm ầm khi nó phun trào - kể cả khi đứng cách ngọn núi vài kilômét. Sau một vụ phun trào lớn vào năm 2010, hình dạng đặc trưng của núi Merapi đã bị thay đổi.
Heavy Ashfall! 🌋 Sudden eruption of Mount Merapi, Indonesia. Volcano Merapi 2021
Theo bà Humaida, Merapi phun lửa thường xuyên từ năm 1548. Đây là núi lửa dễ phun trào nhất trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, và cũng là một trong những ngọn núi hoạt động mạnh nhất trên toàn thế giới.
Bà Hanik Humaida - người đứng đầu trung tâm giảm thiểu nguy cơ địa chất và núi lửa của thành phố Yogyakarta
Thông thường, mỗi đợt phun trào sẽ kéo dài vài ngày và trung bình một năm thì núi Merapi phun khói khoảng 300 ngày. Tuy nhiên, trung tâm giảm thiểu nguy cơ địa chất và núi lửa đã không nâng cao tình trạng cảnh báo của Merapi trong tuần này. Hiện tại nó đã ở mức cao thứ hai trong số bốn cấp kể từ khi ngọn núi bắt đầu phun trào vào tháng 11 năm ngoái.
Cột khói khổng lồ của núi lửa Sinabung trong vụ phun trào tháng 8 năm 2020
Indonesia là một quần đảo có 270 triệu dân và thường xuyên hứng chịu hoạt động động đất và núi lửa vì nằm dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương - một chuỗi các đường đứt gãy địa chấn hình móng ngựa bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương dài khoảng 40.000 km. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này.
Vành đai lửa Thái Bình Dương (Ring of Fire)
Núi lửa Merapi cao 2968 m nằm gần Yogyakarta - một thành phố cổ có vài trăm nghìn dân trên đảo Java. Thành phố này là trung tâm văn hóa của Java và là nơi các triều đại hoàng gia từng sống cách đây nhiều thế kỷ. Triền núi cũng là nơi cư ngụ của hàng nghìn người với làng mạc rải rác lên đến cao độ 1.700 mét (5.600 ft).
Vụ phun trào nghiêm trọng gần đây nhất của núi lửa Merapi là vào năm 2010 khiến 347 người thiệt mạng. Những người dân sống trên các sườn núi màu mỡ của Merapi hiện được khuyến cáo nên tránh xa miệng núi lửa ít nhất 5 km. Hiện chưa có báo cáo về thương vong trong vụ phun trào mới nhất này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"