Nvidia kêu gọi hàng triệu game thủ PC cho các nhà khoa học 'mượn' máy tính để nghiên cứu thuốc chữa COVID-19
Trong bối cảnh COVID-19 đang lây lan nhanh trên toàn cầu, bạn có thể hỗ trợ một phần cho quá trình nghiên cứu thuốc chữa nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao
Hãng sản xuất card đồ họa nổi tiếng Nvidia mới đây đã kêu gọi game thủ PC trên toàn cầu cho các nhà khoa học ‘mượn’ tài nguyên máy tình của mình, giúp sức trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về loại virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn cầu, từ đó đẩy nhanh quá trình phát triển thuốc chữa.
Theo TechRadar, lời kêu gọi của Nvidia được đưa ra nhằm hỗ trợ Folding@home - một trong những dự án tính toán phân bố lớn nhất trên thế giới.
Lời kêu gọi của Nvidia gửi tới game thủ PC
Được khởi xướng bởi đại học danh tiếng Stanford (Mỹ) từ năm 2001, Folding@home là dự án sử dụng công nghệ để nghiên cứu sự xoắn lại và hình thành các dạng protein, qua đó tìm ra các trường hợp xoắn lại không chính xác của chúng và các bệnh có liên quan, bao gồm cả ung thư.
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ cần một siêu máy tính để thực hiện mô phỏng và tính toán hoạt động của các protein. Tuy nhiên, chi phí để mua và vận hành một siêu máy tính là rất lớn. Do đó, Folding@home quyết định kết hợp sức mạnh của nhiều máy tính kết nối qua internet (hay còn gọi là xử lý song song) dưới dạng hệ thống phân tán. Nói cách khác, Folding@home cho phép mọi người dùng mọi người dùng máy tính đều có thể tham gia vào hệ thống này để góp sức cho quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.
Giao diện phần mềm FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra
Theo đó, nếu đang sở hữu một chiếc PC có cấu hình cao, bạn có thể tải phần mềm có tên gọi FAH do các nhà khoa học thuộc dự án Folding@home tạo ra. Các đoạn dữ liệu sẽ được chia nhỏ và gửi qua Internet đến máy tính người tham gia dự án thông qua phần mềm này,
Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích, xử lý trên chính máy tính của người dùng và kết quả sẽ được gửi trả ngược lại tới cơ sở dữ liệu của Folding@home. Theo tuyên bố của Folding@home, càng nhiều người tham gia, sức mạnh tính toán của hệ thống mạng phân tán này càng thêm mạnh mẽ, giúp đẩy nhanh quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về virus SARS-CoV-2.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Folding@home kêu gọi sự giúp sức từ cộng đồng game thủ. Vào năm 2007, Sony đã đề nghị giúp đỡ Folding@home bằng cách tung ra một phần mềm add-on tích hợp cho hệ máy PlayStation 3, cho phép dự án mượn sức mạnh của chip xử lý CELL trang bị trên mẫu console này. Theo tính toán của Folding@home, hệ thống kết hợp sức mạnh 10.000 máy PS3 có thể thực hiện tới 1 triệu tỉ phép tính trong 1 giây, ngang với tốc độ của những siêu máy tính hiện đại nhất thời điểm cách đây hơn chục năm.
Sự giúp đỡ của Sony và cộng đồng game thủ PS3 đã kết thúc vào ngày 6/11/2012. Trong quãng thời gian hơn 5 năm, đã có tổng cộng 15 triệu game thủ PS3 tham gia vào dự án, đóng góp 100 triệu giờ tính toán cho dự án Folding@home.
Để tham gia vào hệ thống mạng phân tán của dự án Folding@home, người dùng phải download phần mềm có tên gọi FAH tại: https://foldingathome.org/start-folding/
Sau khi cài đặt, một cửa sổ web sẽ được mở lên. Đây chính là giao diện cho phép người dùng thiết lập cách thức hoạt động của phần mềm, bao gồm việc tùy biến cách thức đóng góp tài nguyên máy tính của mình thông qua một số tùy chỉnh có sẵn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"