NVIDIA ra mắt card màn hình Titan RTX, 72 nhân Turing RT, 4.608 nhân CUDA, 24GB VRAM GDDR6, giá gần 60 triệu
Titan RTX hướng tới đối tượng người dùng là các chuyên gia nghiên cứu AI hay những game thủ thích chạy đua cấu hình máy tính.
Mới đây, NVIDIA đã trình làng card màn hình Titan RTX với giá bán lên tới 2.500 USD ( gần 60 triệu đồng). NVIDIA tuyên bố đây là card màn hình nhanh nhất mà họ từng sản xuất.
NVIDIA Titan RTX sử dụng kiến trúc Turing với 576 lõi Tensor, 72 lõi RT, 4.608 lõi CUDA, 24GB VRAM GDDR6 chạy trên giao diện 384 bit và tốc độ xung nhịp có thể tăng lên mức 1.770MHz. Nhờ vậy, card màn hình này sẽ mang lại sức mạnh tương 130 Teraflop, cao hơn một chút so với mức 110 Teraflop của Titan V ra mắt năm ngoái.
Vì có hiệu suất cao như vậy nên Titan RTX cần nguồn điện tối thiểu 650W và TDP là 280W. Bạn cũng có thể kết nối hai card màn hình Titan RTX với nhau nếu có 5.000 USD không muốn tiêu gì và dư thêm 80 USD để mua thiết bị kết nối NVLink Bridge.
So với GeForce RTX 2080 Ti, Titan RTX mạnh hơn đáng kể. RTX 2080 Ti có 544 lõi Tensor, 68 lõi RT, 4.352 lõi CUDA, 11GB VRAM GDDR6 và tốc độ tối đa 1.635MHz. Tuy nhiên, RTX 2080 Ti lại có giá bán lẻ chỉ 1.199 USD.
Giống như Titan V năm ngoái, NVIDIA cho biết Titan RTX được xây dựng cho các nhà nghiên cứu AI và các nhà phát chiể deep learning. Bên cạnh hiệu suất cao hơn, Titan RTX còn có một ưu điểm khác so với Titan V đó là mức giá dễ chịu hơn. Với giá 3.000 USD, Titan V đắt hơn 500 USD so với Titan RTX. Hơn nữa, Titan RTX cũng có một cổng VirtualLink cho phép máy thực tế ảo tận dụng tối đa hiệu năng trong khi chỉ cần kết nối một cáp duy nhất cho cả dữ liệu, video và điện.
Bạn cũng có thể mua Titan RTX để chơi game nhưng bỏ chưa tới 2.500 USD ra mua hai chiếc RTX 2080 Ti là lựa chọn hợp lý hơn. Titan RTX sẽ lên kệ tại Mỹ và một số thị trường khác vào cuối tháng này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming