Không còn những câu lệnh If, Then,... khô khan nào nữa!
Trong thời đại phát triển của công nghệ, vai trò của những chuyên gia CNTT, lập trình viên ngày càng trở nên quan trọng. Đó là lý do rất nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Đức đưa môn học lập trình vào chương trình giáo dục. Tuy nhiên, với học sinh cấp tuổi học, môn học này chủ yếu vẫn qua giao diện máy tính khô khan cũng như những thuật toán phức tạp, vì thế việc trang bị kỹ năng lập trình của trẻ ngay từ khi nhỏ là không hề dễ dàng.
Mới đây, học viện Wyss Harvard đã sáng tạo ra một giải pháp mới khi phát triển robot có tên Root để giải quyết vấn đề này. Cụ thể, Root sẽ thay thế phương thức học tập qua những đoạn code truyền thống, thay vào đó nó sẽ hướng dẫn trẻ em lập trình hoạt động của robot qua những hoạt động trực quan, sinh động mà ngay đến trẻ em 5 tuổi cũng có thể hiểu được.
Chú robot này dạy trẻ em 5 tuổi học lập trình như thế nào?
Trên thực tế, Root sẽ được lập trình thông qua giao diện là một chiếc máy tính bảng có tên Square. Chú robot này sẽ chuyển động theo những lệnh mà trẻ em "viết, vẽ" lên Square hay tấm bảng trắng (thông qua bộ phận cảm ứng ánh sáng, màu sắc). Bên cạnh đó, các câu lệnh If, Then,... khô khan được chuyển hóa thành các nút điều khiển đơn giản, thực hiện hành động ngay trên robot để trẻ em có thể hiểu được ý nghĩa của những đoạn code này.
Những câu lệnh như If, Then,... khô khan được chuyển hóa thành các nút điều khiển đơn giản
Hiện tại, Root đã được đưa vào chương trình học thử nghiệm với lứa tuổi mầm non, từ 5 tuổi và nhận được những phản ứng khá tích cực. Ngay cả những trẻ chưa hề có kiến thức gì về lập trình cũng có thể điều khiển hoạt động của robot trong thời gian ngắn. Hi vọng phương thức sáng tạo, mới mẻ này sẽ được triển khai rộng rãi trong tương lai.
Tham khảo: harvard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"