Ở nơi xa xôi này tồn tại một loại cầu thiên nhiên độc nhất vô nhị không nơi đâu có trên thế giới

    Quân Nguyễn,  

    Để có thể vượt qua những con sống chảy siết tại vùng quê Meghalaya, người dân đã nghĩ ta một giải pháp rất hay ho – dệt rễ cây lại thành những kết cấu sống vững chắc.

    Tại cực bắc của Ấn Độ, gần với biên giới Bangladesh, là bang Megahalaya phủ kín bởi những rặng núi xanh rì và những cánh rừng nhiệt đới rậm rạp với lượng mưa rất lớn mỗi năm – ngôi làng Mawsynram, lấy ví dụ, có lượng mưa hằng năm vào khoảng 11.873mm, và đã đạt danh hiệu nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất.

     Nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất

    Nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất

    Tuy nhiên, khi mà những cơn mưa đem lại sự sống cho rất nhiều nơi trong bang này, thì từ lâu chúng đã là một thách thức rất lớn với người Khasi bản địa, những người sống sâu trong những cánh rừng của Meghalaya. Trong suốt mùa mưa từ tháng sáu tới tháng chín, những con nước chảy nhẹ nhàng qua những thung lũng được những cơn mưa đổ đầy thành những dòng nước lũ mạnh mẽ - và chẳng ai có thể lội qua đó được.

     Những thác nước tràn đầy sự sống

    Những thác nước tràn đầy sự sống

    Những dãy núi tại Meghalaya là những gì đầu tiên cản lấy những cơn gió mùa ẩm ướt đến từ Vịnh Bengal và băng qua đồng bằng Bangladesh. Những cơn gió, sẽ thổi qua các thung lũng sâu hút, sẽ chạy theo vách núi và tăng cao độ một cách chóng mặt, và từ đó gây ra mưa lớn. Những cơn mưa này khuấy đảo những con sông và tạo ra những thác nước mới đổ xuống sườn núi.

    Trong quá khứ, bộ lạc Khasi sẽ dựng nên những chiếc cầu làm bằng tre băng qua dòng nước. Nhưng chúng lại chẳng thể chịu được sức nặng của những cơn gió. Chúng sẽ mục ruỗng và sập dần, khiến dân làng mắc kẹt hai bên bờ.

     Một giải pháp khéo léo đến từ tự nhiên

    Một giải pháp khéo léo đến từ tự nhiên

    Khoảng 180 năm trước, những già làng Khasi đã tìm ra một giải pháp khác. Rễ cây cao su sẽ được đưa qua những khóm cây cọ được đặt lưng chừng sông để nuôi dưỡng. Rễ cây sẽ được chăm sóc và nuôi dưỡng dần dần qua nhiều năm cho tới khi chúng chậm rãi chạm tới bờ bên kia, tạo thành một khung xương và cuối cùng hóa mình thành một cây cầu có thể chịu được sức nặng của con người.

     Một cây cầu làm từ rễ cây

    Một cây cầu làm từ rễ cây

    Sẽ phải mất từ 15 tới 20 năm để mớ rễ cây quấn lấy nhau này có thể nối liền hai bên bờ. Không như những công trình thông thường, cầu rễ cây tại Meghalaya chỉ có thể dần vững chắc nhờ thời gian, chẳng cần tới việc bảo dưỡng hay xây lại; những cây cầu rễ cây chắc khỏe nhất đã lên tới 100 năm tuổi.

    Tuy nhiên, khoảng 25 năm gần đây, việc dựng nên những cây cầu sống này đã dần mai một. Thay vì dành nhiều năm tạo ra những con đường sống, thợ xây giờ đây dùng dây thep và những phương pháp hiện đại để làm cầu băng qua những con sông tại Meghalaya.

     Dần vững chắc qua thời gian

    Dần vững chắc qua thời gian

    Vẫn có rất nhiều cây cầu rễ cây rải rác khắp thung lũng rậm rạp của vùng đồi Khasi tại Meghalaya, nhưng những gì ấn tượng nhất và được cho là nổi tiếng nhất lại là cây cầu hai tầng Umshiang, vốn đã hơn 180 năm tuổi. Nó được tìm thấy tại rìa Nongriat một ngôi làng nhỏ chỉ có thể đi tới bằng đường bộ, khoảng 10km phía nam thị trấn Cherrapunji. Cây cầu hai tầng này nối hai bờ sông Umshiang, và người bản địa đang dựng nên tầng thứ ba, mong rằng nó sẽ thu hút thêm được nhiều khách du lịch.

     Anh Biron Nongbi

    Anh Biron Nongbi

    Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ, nơi mà người chồng sẽ chuyển tới ở tại làng của vợ sau khi cưới và trẻ nhỏ sẽ lấy họ của mẹ. Ảnh trên là Biron Nongbi, một thày giáo đến từ một thị trấn lân cận và đã chuyển tới Nongriat sau khi lập gia đình. Ông của vợ anh đã góp tay vào việc tạo ra cây cầu Umshiang.

     Những bước chân chậm rãi tiến tới hiện đại. Một cây cầu làm từ dây thép nối ngôi làng Tyrna tới Nongriat

    Những bước chân chậm rãi tiến tới hiện đại. Một cây cầu làm từ dây thép nối ngôi làng Tyrna tới Nongriat

    Cây cầu thép này là một trong ba cây cầu đã lập ra những tuyến đường ngắn hơn tới Nongriat. Trước đây, khách du lịch sẽ đi theo đường rừng từ Cherrapunji tới Nongriat, băng qua cầu rễ cây Umshiang và Mawsaw. Giờ đây, những tuyến đường cũ và cầu rễ cây hầu hết đều bị bỏ hoang.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ