Ở Thụy Điển, mua 1 cái kẹo cũng dùng thẻ ngân hàng hoặc thanh toán qua điện thoại

    PV,  

    Khoảng 900 trong số 1600 ngân hàng chi nhánh của Thụy Điển từ lâu đã không còn giữ tiền mặt hoặc nhận gửi tiền bằng tiền mặt (đặc biệt ở vùng nông thôn) và cũng không duy trì máy ATM.

    Năm 1661, Stockholms Banco – tiền thân của NHTW Thụy Điển hiện nay - đã phát hành tờ tiền đầu tiên tại châu Âu làm bằng giấy cứng, trên đó in con dấu của ngân hàng và 8 chữ ký tay.

    Năm ngoái, NHTW Thụy Điển (giống như NHTW Anh tuần trước) phát hành một loạt tiền mới, trên đó in các nhân vật nổi tiếng của Thụy Điển thế kỷ 20 như Astrid Lindgren - tác giả cuốn Pippi tất dài, Greta Garbo và nhà làm phim Ingmar Bergman. Nhưng như những người hàng xóm Bắc Âu như Norway, Đan Mạch và Phần Lan, Thụy Điển nhanh chóng trở thành xã hội hoàn toàn không dùng đến tiền mặt .

    “Tôi không dùng tiền mặt nữa. Bạn không cần dùng nó, người bán hàng cũng không cần, thậm chí nhiều ngân hàng còn không có tiền mặt. Bây giờ đến mua 1 cái kẹo hoặc 1 tờ giấy, bạn chỉ cần dùng đến thẻ ngân hàng hoặc điện thoại.” Louise Henriksson – trợ giảng 26 tuổi cho biết.

    Nhiều năm nay, xe bus tại Thụy Điển không còn thu tiền mặt nữa. Người bán vé tàu điện ngầm tại Stockholm được phép từ chối nhận đồng xu và tiền mặt. Những người bán hàng tại ven đường và thậm chí trong nhà thờ cũng ngày càng ưa thích nhận thẻ hoặc thanh toán qua di động.

    Theo NHTW Riksbank, năm ngoái tiền mặt chiếm 2% trong tổng giao dịch thanh toán tại Thụy Điển, dự kiến con số này sẽ chỉ còn 0,5% năm 2020. Tại các cửa hàng, tiền mặt chiếm 20% giao dịch thanh toán – bằn ½ so với 5 năm trước và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 75%.

    Ngạc nhiên là, khoảng 900 trong số 1600 ngân hàng chi nhánh của Thụy Điển từ lâu đã không còn giữ tiền mặt hoặc nhận gửi tiền bằng tiền mặt (đặc biệt ở vùng nông thôn) và cũng không duy trì máy ATM. Vòng quay đồng krona Thụy Điển đã giảm từ khoảng 106 tỷ năm 2009 xuống còn 80 tỷ trong năm ngoái.

    “Tôi cho rằng, thực ra Thụy Điển sẽ trở thành quốc gia không dùng tiền mặt trong khoảng 5 năm nữa.” Niklas Arvidsson – chuyên gia thanh toán tại viện công nghệ hoàng gia Stockholm (KTH) nhận định.

    Ông cho rằng trào lưu không dùng tiền mặt bắt đầu từ những năm 1960 khi mà các ngân hàng thuyết phục những ông chủ và công nhân sử dụng ngân hàng điện tử để chuyển lương. Đồng thời nhiều ngân hàng Thụy Điển trong những năm 1990 bắt đầu thúc đẩy dùng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng để nạp tiền cho séc.

    Thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán chính hiện nay. Theo Visa, người Thụy Điển dùng thẻ nhiều gấp 3 lần bình thường ở châu Âu. Năm 2015, trung bình mỗi thẻ thực hiện 207 giao dịch thanh toán.

    Gần đây, ứng dụng điện thoại cũng trở thành trào lưu thanh toán. Swiss đã hợp tác phát triển cùng với nhiều ngân hàng lớn trong đó có Nordea, Handelsbanken, SEB, Danske Bank và Swedbank cho ra đời ứng dụng thanh toán phổ biến nhất. Theo đó, người dùng chỉ cần số điện thoại có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng cho người khác trong thời gian ngắn.

    Gần một nửa dân số Thụy Điển đang sử dụng Swiss với hơn 9 triệu giao dịch thanh toán mỗi tháng. Tại Đan Mạch, ứng dụng MobilePay cũng thu hút hơn 3 triệu trong số 5,6 triệu dân sử dụng, thực hiện khoảng 90 triệu giao dịch mỗi năm.

     Một trung tâm mua sắm tại Stockholm. Tiền mặt chỉ chiếm 1/5 giao dịch thanh toán tại cửa hàng. Ảnh: Frank Chmura/Alamy

    Những người bán hàng rong cũng ưa thích thanh toán điện tử. Nhưng họ sử dụng iZettle – hệ thống thanh toán thẻ rẻ tiền và tiện dụng hơn cho phép người kinh doanh nhỏ lẻ nhận thanh toán thẻ thông qua máy đọc thẻ gắn trên điện thoại. Nhờ đó, doanh thu báo cáo tăng lên 30%.

    Thậm chí các nhà thờ Thụy Điển cũng thích nghi dần với trào lưu mới. Họ hiển thị số điện thoại sau mỗi buổi lễ và các con chiên có thể sử dụng Swiss để quyên góp tiền. Một nhà thờ tại Stockholm cho biết, năm ngoái chỉ có 15% số quyên góp là bằng tiền mặt.

    Tuy nhiên, một vấn đề rõ ràng đặt ra là: số vụ lừa đảo điện tử đã tăng gấp đôi trong suốt thập kỷ trước. Nhiều người đã bày tỏ sự hoài nghi trong đó có cả người sáng lập iZettle rằng liệu một hệ thống thanh toán hoàn toàn bằng điện tử mà mỗi một giao dịch độc lập đều được ghi lại có phải là mối đe dọa đến quyền riêng tư cá nhân không.

    Những người của thế hệ cũ cũng lo lắng rằng những người ưa thích tiền mặt vì ngại sử dụng công nghệ mới hoặc đơn giản chỉ là muốn kiểm soát tiền chi tiêu dễ hơn sẽ gặp bất lợi. Bên cạnh đó, những nhà giáo dục lo lắng thế hệ trẻ sẽ có thiên hướng tiêu nhiều tiền hơn số chúng có.

    Chính vì những yếu tố đó mà tiền mặt vẫn chưa chết hẳn, theo Arvidsson để đi đến một xã hội 100% không dùng tiền mặt còn cần cân nhắc yếu tố chính trị.

    Theo Trí thức trẻ/CafeF

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ