Ở Trung Quốc đang hình thành cả một thế hệ không hề biết đến Facebook, Google hay Twitter, chỉ tìm kiếm bằng Baidu, lướt Weibo, nhắn tin qua Wechat và mua hàng hóa bằng Alibaba
Ở Trung Quốc đang hình thành cả một thế hệ không hề biết đến Facebook, Google hay Twitter, chỉ tìm kiếm bằng Baidu, lướt Weibo, nhắn tin qua Wechat và mua hàng hóa bằng Alibaba
Anh Wei Dilong, một thanh niên 18 tuổi sống tại Liuzhou-Trung Quốc là một người bình thường tương tự như bao người khác, anh không hề biết Google hay Twitter là gì. Tuy anh Dilong có nghe qua về Facebook nhưng anh lại nghĩ nó giống công cụ tìm kiếm trực tuyến Baidu của Trung Quốc mà không biết đây là trang mạng xã hội nổi tiếng nhất thế giới.
Nguyên nhân của sự lạ lùng trên đến từ chính sách ngăn chặn, bảo hộ của chính quyền Bắc Kinh. Trong suốt 10 năm qua, Trung Quốc đã chặn hàng loạt ứng dụng công nghệ nổi tiếng như Google, Facebook, Twitter, Instagram cùng hàng nghìn trang web nước ngoài như tờ báo trực tuyến New York Times hay thậm chí là trang từ điển mở Wikipedia.
Thay vào đó, Trung Quốc cho phát triển hàng loạt ứng dụng công nghệ và trang web thay thế có dịch vụ tương tự, nhưng chúng đi kèm với rất nhiều kiểm duyệt của chính phủ.
Giờ đây, nhiều thế hệ Trung Quốc lớn lên mà không biết những thứ phổ biến bên ngoài thế giới là gì, tạo nên màng ngăn giữa gần 1,4 tỷ dân nước này với 6 tỷ dân còn lại trên thế giới. Điều nguy hiểm hơn là nhiều người Trung Quốc không quan tâm họ bị ngăn chặn những thông tin gì trên mạng và bị cô lập ra sao với phần còn lại của thế giới.
Tệ hơn, mô hình này của Trung Quốc còn lan rộng ra cả ở những nước như Tanzania hay Ethiopia.
Các công ty công nghệ quốc tế vỡ mộng
Năm 2000, Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng phát biểu rằng tăng trưởng Internet sẽ giúp xã hội Trung Quốc cởi mở hơn.
"Trong thế kỷ mới, tự do sẽ được lan truyền bằng điện thoại và modem Internet", ông Clinton nói.
Tuy nhiên, kỳ vọng thâm nhập thị trường Trung Quốc của các hàng công nghệ Mỹ đã nhanh chóng tan thành mây khói khi hết eBay, Google, Facebook cho đến những trang thông tin nước ngoài lần lượt phải rút khỏi thị trường lớn nhất thế giới này.
Trong nửa đầu năm 2018, chính quyền Bắc Kinh đã siết chặt quy định về an ninh mạng, qua đó đóng cửa hoặc rút giấy phép của hơn 3.000 website.
Bất chấp điều đó, nhiều tập đoàn công nghệ lớn vẫn cố gắng thâm nhập vào thị trường số 1 thế giới này. Hãng Google đã xây dựng cả một hệ thống tìm kiếm có kiểm soát riêng cho Trung Quốc trên điện thoại nhằm đáp ứng yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh để được xem xét chấp nhận vào thị trường này. Trong khi đó, hãng Facebook đã nhận được giấy phép hoạt động kinh doanh tại tỉnh Zhejiang chỉ trong vài giờ trước khi bị rút phép không rõ lý do.
Thậm chí ngay cả khi xâm nhập được thị trường Trung Quốc, các ông lớn ngành công nghệ sẽ gặp vô vàn khó khăn. Một nghiên cứu của 2 chuyên gia kinh tế từ Đại học Bắc Kinh và trường Stanford University cho thấy các sinh viên Trung Quốc không mặn mà với những thông tin bị kiểm duyệt.
Hai chuyên gia kinh tế này đã đưa ứng dụng vượt tường lửa cho gần 1.000 sinh viên tại Bắc Kinh nhưng gần một nửa trong số họ không sử dụng. Số còn lại có dùng cũng không để đọc các trang web nước ngoài bị chặn mà cho mục đích khác.
Rõ ràng, chính quyền Bắc Kinh không chỉ bảo hộ ngành công nghệ thông tin trong nước mà còn thiết lập một môi trường để người dân không cần đến những thông tin bị kiểm duyệt.
"Tôi lớn lên cùng với Baidu (một ứng dụng tìm kiếm phổ biến ở Trung Quốc tương tự Google trên thế giới), bởi vậy tôi đã quen dùng chúng hơn so với các ứng dụng khác", cô Zhang Yeqiong, một chuyên viên chăm sóc khách hàng thương mại điện tử ở Xinji-Trung Quốc cho hay.
Cô Zhang Yeqiong
Không cần Google hay Facebook
Câu chuyện không cần Google, Facebook hay chấp nhận bị kiểm soát Internet của cả một thế hệ Trung Quốc bắt nguồn từ thập niên 1980. Đây là thời kỳ phức tạp liên quan đến địa chính trị và có vô số học sinh, sinh viên đòi xóa bỏ hệ thống kiểm duyệt trên Internet.
Một trong số đó là blogger Han Han với hơn 40 triệu người theo dõi trên Weibo, một trang mạng xã hội tương tự như Facebook cực kỳ nổi tiếng ở Trung Quốc.
Tuy nhiên theo tờ New York Times, ngày nay giới trẻ không còn mặn mà với sự phản đối này nữa, họ chấp nhận sự kiểm duyệt như một điều hiển nhiên. Ngay cả anh Han Han, hiện đã 35 tuổi cũng không còn thiết tha phản đối gì, thay vào đó anh tập trung kinh doanh trên Weibo nhờ lượng lớn người theo dõi.
Giờ đây, giới trẻ và hầu như toàn bộ người Trung Quốc chẳng quan tâm Facebook, Google hay Twitter là cái gì, cũng chẳng để ý báo chí nước ngoài và các quốc gia trên thế giới có chuyện gì. Họ chỉ nghe những thông tin đã được chính quyền Bắc Kinh kiểm duyệt, tìm kiếm bằng Baidu, lướt Weibo, nhắn tin bằng Wechat, mua hàng bằng Alibaba…
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là đời sống của người dân Trung Quốc đã dần cải thiện hơn trước. Khảo sát của hãng Tencent vào tháng 3/2018 cho thấy 80% số thanh thiếu niên sinh sau năm 2000 nhận định Trung Quốc hiện đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử hoặc đang ngày càng tốt hơn. Khoảng 80% cũng cho biết họ khá lạc quan với tương lai đất nước.
Cô Shen Yanan
Cô Shen Yanan, nhân viên kỹ thuật 28 tuổi tại thành phố Baoding cho biết Trung Quốc là một quốc gia tươi đẹp và cô sẽ làm bất cứ điều gì để nó trở nên tốt hơn. Cô Shen cũng đi du lịch nước ngoài vài lần nhưng không hứng thú với các thông tin kiểm duyệt hay những ứng dụng bị cấm ở Trung Quốc. Mặc dù cô Shen có dùng Google Máp vài lần để dò đường nhưng cô vẫn cho rằng tại Trung Quốc, họ có đầy đủ các ứng dụng mà người dân cần.
Trong khi đó, nhiều công dân Trung Quốc lại gặp khó khăn khi sống ở nước ngoài bởi họ phải học lại từ đầu cả một hệ thống công nghệ, ứng dụng không có ở quê nhà. Anh Perry Fang, một du học sinh 23 tuổi tại Sudney-Australia cho biết mình đã phải làm quen lại từ đầu với hàng loạt website cũng như Google, Facebook, Youtube… để có thể tái hòa nhập với xã hội bên ngoài Trung Quốc.
Khi trở về quê nhà nghỉ lễ, anh Fang cảm thấy khá khó chịu khi nhiều nội dung trên Internet bị kiểm duyệt cũng như không thể sử dụng các ứng dụng như Google hay Youtube. Thậm chí cha mẹ anh Feng còn mắng con mình vì tội cố tình tìm kiếm các thông tin mà chính quyền Bắc Kinh cho là nhạy cảm và kiểm duyệt.
"Những ứng dụng của Trung Quốc trở nên vô dụng khi chúng ra nước ngoài, trong khi Google lại có thể dùng ở rất nhiều quốc gia khác nhau", anh Feng phàn nàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín