"Giờ thì tôi mới biết, mắt ốc xà cừ trông như thế nào."
Quả thật, ốc nói chung (ốc biển, ốc nước ngọt trừ ốc sên vì kinh) đều là món khoái khẩu của loài người. Tuy nhiên, mùi gừng, xả và đủ thứ gia vị thơm ngào ngạt khiến ta chẳng mảy may quan tâm xem con ốc có mắt hay không hoặc chúng nhìn đời bằng cái gì.
Thật sự thì ai quan tâm mấy con ốc để luộc có mắt hay không?
Trên internet, nhiều người đã biết và nhiều người chưa biết rằng, con ốc xà cừ (conch) cũng có mắt. Hãy tạm dẹp tâm hồn ăn uống của bạn sang một bên và xem con mắt của loài ốc đắt tiền này như thế nào:
Ốc xà cừ (danh pháp khoa học: Turbinidae) thuộc lớp chân bụng, được dùng trong kĩ nghệ khảm trai và là loài có giá trị kinh tế nhất trong các loại xà cừ
Vào năm 1976, các nhà khoa học đã đi sâu tìm hiểu loài vật kỳ lạ với lớp vỏ dày cộp này và phát hiện ra một số điều thú vị
Cụ thể, ốc xà cừ có mắt! Và mắt của chúng còn xịn là đằng khác: Chứa võng mạc với tế bào cảm giác và tế bào nhận diện sắc tố
Kỳ lạ hơn cả, các nhà khoa học đã thử cắt bỏ mắt của cốc xà cừ - và đúng 14 ngày sau, nó mọc ra đôi mắt hoàn hảo như mới. Ôi con người, quả thật chúng ta đã thua trong cuộc chơi tiến hóa!
Tôi cho rằng, thế là hết chẳng còn gì đáng kể để nói về con ốc xà cừ. Bài viết này chủ yếu muốn nhắn nhủ với internet rằng: Con ốc xà cừ có mắt, và mắt của chúng rất xịn. Xem thêm vài tấm ảnh nhé:
Tham khảo Gizmodo/Wiki
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI