Ông lão 103 tuổi mỗi ngày đều lên mạng học và chia sẻ bí quyết vui vẻ sống lâu của mình là... điện thoại di động
Ở một viện dưỡng lão tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ông Lý, năm nay đã 103 tuổi vì mỗi ngày đều cầm điện thoại, máy tính không rời tay mà đã trở thành ông lão “đáng yêu và thời thượng” nhất ở đây.
Điều hiếm có đó là mặc dù rất hiếu học, thích tiếp thu những điều mới mẻ nhưng ông Lý vẫn có những phán đoán riêng, không bừa bãi tin vào những tin đồn không đúng sự thật. "Mạng điện tử bây giờ phát triển lắm, tin tức kiểu gì cũng có, nhưng ông cũng có phán đoán của riêng mình, không bừa bãi tin vào những tin đồn nhảm nhí...", "Ông thích suy nghĩ vấn đề, mỗi ngày đều hỏi vì sao mấy lần, baidu (ứng dụng tương tự như google) là trợ thủ đắc lực của ông"...
Theo ông Lý, xã hội phát triển, con người sống đến già học đến già, học hỏi thêm cho mình nhiều kiến thức mới, bớt quan tâm những tin tức tiêu cực lại, có vậy mới có thể lạc quan, vui vẻ mỗi ngày.
Là gì? Vì sao? Mỗi ngày đều thích hỏi "cô baidu"
Tháng 3 đầu tiết xuân, mặc dù bệnh dịch vẫn chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng đối với những người ở trong viện dưỡng lão như ông Lý mà nói, cuộc sống vẫn diễn ra một cách đơn thuần, tĩnh lặng và an toàn như mọi ngày. Khi phóng viên của trang Nhật báo Quảng Châu tìm tới với ông Lý, ông đang nằm đó ung dung, tự tại thưởng nhạc, Beethoven, Mozart... Là những nhạc sỹ mà ông Lý yêu thích nhất.
Ông Lý nói với phóng viên, năm 2015 ông không may bị ngã, khiến cuộc sống hàng ngày gặp chút khó khăn, vậy là ông đăng kí tới viện dưỡng lão ở, từ đó tới nay đã được 5 năm.
Vì bệnh dịch, trước mắt viện dưỡng lão vẫn ở trong tình trạng bị đóng kín, nhưng điều này không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các ông các bà nơi đây. Mỗi ngày ở viện, ngoài việc sinh hoạt ăn ngủ hàng ngày ra, ông Lý vẫn cùng trò chuyện với những người khác, đồng thời ngày nào cũng đều đặn xem thời sự và đọc tin tức trên mạng.
"Thực ra sở thích lớn nhất của ông là thơ cổ, ông thích đọc, thích học thuộc, thích thảo luận về thơ". Trong cuộc sống hàng ngày của ông Lý, bất luận là xem TV , lên mạng đọc tin hay nói chuyện, "nhân vật chính" trong lòng ông luôn là thơ cổ.
Trong lúc nghe ông Lý ngâm thơ, phóng viên không khỏi ấn tượng bởi sự uyên bác, lạc quan, và tính cách cởi mở của ông.
Phóng viên sau tìm hiểu biết được, tờ báo mà ông Lý thích xem nhất là "Thông tin tham khảo", kênh chương trình yêu thích nhất của ông là kênh truyền hình trung ương Trung Quốc, kênh tin tức giáo dục hay các chương trình về thơ cổ. Tên các chương trình truyền hình, thậm chí cả tên của từng MC , ông Lý đều nắm rõ như lòng bàn tay.
Ông Lý năm nay 103 tuổi
"BRT, GDP, APP, nhưng thứ này, ông đều biết hết!"
Điều khiến nhân viên và các ông bà ở viện khâm phục đó chính là năng lực và tinh thần học tập vô cùng mạnh mẽ của ông Lý. Quản lý Phùng Na nói với phóng viên, ông Lý là một người vô cùng tự giác, kỉ luật, an tĩnh, xử lý việc vô cùng bình tĩnh. Đặc biệt là năng lực học tập, cả đời không ngừng học tập, học hỏi những điều mới mẻ, tiếp thu nhiều quan niệm mới. Mỗi một lần bắt gặp một từ ngữ hay sự vật mới, ông đều sẽ đi sâu vào nghiên cứu.
"Trước đây ông có 3 pháp bảo: bản đồ thế giới, từ điển thành ngữ và tự điển Tân Hoa, nhưng giờ khoa học kĩ thuật phát triển, con trai dạy ông cách dùng máy tính và điện thoại, có cái gì không hiểu ông sẽ lên điện thọai tìm hiểu, hiện tại hầu hết thời gian đều dùng điện thoại để học tập, vì vậy điện thoại là vật bất ly thân", ông Lý cười nói.
"Học nhiều, suy nghĩ nhiều, chuyện vớ vẩn sẽ cười trừ cho qua"
Hai người con trai của ông Lý, một người ở nước ngoài, một người làm giảng viên ở Đại học Tế Nam, Quảng Châu, ba người thường xuyên dùng điện thoại gọi video cho nhau để nói chuyện.
Ngay cả những danh từ mới xuất hiện, ông Lý không những vui vẻ tiếp nhận mà còn chủ động dùng điện thoại để tra cứu.
Ông nói với phóng viên, những năm gần đây có rất nhiều từ viết tắt tiếng anh, mọi người dùng nhưng không biết ý nghĩa của chúng, trên thực tế nó bao hàm rất nhiều kiến thức. "Chẳng hạn, BRT, mọi người ngày ngày ngồi, nhưng không biết tên tiếng Trung của nó là ga tàu tốc hành; GDP, mọi người ngày nào cũng nhìn thấy những con số trên tivi, xem tăng bao nhiêu? Giảm bao nhiêu? Nhưng tăng ở đâu? Giảm ở đâu? Còn APP trong điện thoại, là cái gì? Mấy ông bạn già của ông ngày nào cũng dùng nhưng không biết nó là ứng dụng trên điện thoại..."
Ông chia sẻ bí quyết sống lâu sống khỏe sống vui của mình là điện thoại
Nói về lần bệnh dịch lần này, ông Lý vô cùng nghiêm túc. "Tổ chức y tế thế giới WHO gọi bệnh dịch lần này là bệnh viêm phổi chủng mới, tên tiếng anh là Covid-19, COVI là tên viết tắt tiếng Anh của corona virus, và D là chữ cái đầu tiên của từ bệnh tật trong tiếng Anh, 2019 đại diện cho năm phát hiện hoặc báo cáo đầu tiên." Ông Lý cho thấy kiến thức chuyên môn chắc chắn của mình.
Khi nói đến quá khứ của ông Lý, mọi người đều khen ngợi ông là một người "toàn năng". Từ 1934 đến 1938, ông Lý theo học tại Khoa Kinh tế của Đại học Thanh Hoa, một trong những trường dại học thuộc top đầu tại Trung Quốc, sau đó chuyển sang Đại học Côn Minh Tây Nam vì trường bị Nhật chiếm đóng. Sau khi tốt nghiệp năm 1940, ông từng làm qua các nghề "Có lẽ vì đi làm ở nhiều ngành nghề khác nhau, học được nhiều, hỏi cũng nhiều, tự nhiên sẽ có tam quan của mình, có phán đoán của bản thân", ông Lý nói.
Phóng viên trong quá trình phỏng vấn phát hiện ra rằng, dù không rời chiếc điện thoại và máy tính, thích đọc đủ các loại tin tức khác nhau, nhưng ông Lý chưa bao giờ bị dao động bởi những tin đồn vô căn cứ.
Trong điện thoại của ông Lý có không ít nhóm chat, nhóm tiểu học, nhóm trung học rồi nhóm đại học, còn nhóm sinh viên Thanh Hoa. Mỗi ngày đều có rất nhiều tin tức, ông nói: "Nhờ sự phát triển của khoa học mà giờ mạng Internet trở nên phổ biến, tin tức kiểu gì cũng có, những cũng có những tin tức rất vô trách nhiệm, bản thân phải tự động não, xem gọi là cho biết thôi chứ không được mù quáng tin tưởng."
Bàn về vấn đề dưỡng sinh, sống lâu, ông Lý lại không quá quan trọng hóa vấn đề này. Đối với ông, mức sống thời hiện đại ngày một cao, hầu như mọi người đều đã chú trọng hơn tới vấn đề dưỡng sinh, sống tới trăm tuổi hoàn toàn không phải là chuyện gì quá khó khăn, "cuộc sống của người già chủ yếu là phải có kỉ luật, động não nhiều, sống đến già học đến già, có vậy mới theo kịp được thời đại."
Thú vị là ở chỗ, ngay cả đến bí quyết sống lâu sống thọ của mình, ông Lý cũng quy về cho điện thoại "có điện thoại, dù không thể gặp mặt trực tiếp, nhưng vẫn có thể nhìn thấy nhau qua điện thoại, có thể biết được nhiều thông tin mỗi ngày, quan tâm tới những câu chuyện truyền cảm hứng tích cực, tâm trạng tự nhiên sẽ luôn vui vẻ, trẻ trung".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín