Ông lão đem về 'nước lạ màu đen' từ đỉnh núi, công an lập tức thu giữ, kho báu 200 năm tuổi được khai thác bằng công nghệ cao
Một ông lão sống tại Tân Cương, Trung Quốc phát hiện một loại nước lạ màu đen trên đỉnh núi và đem về nhà. Sau đó, công an cùng chuyên gia đã đến nhà ông lão thu giữ và kiểm tra loại nước này, phát hiện đó chính là dầu mỏ.
- MinisterAI: AI được sinh ra để phá vỡ giới hạn của sáng tạo nghệ thuật
- Red river hog: Loài lợn bảnh bao nhất thiên nhiên
- Top 10 loài động vật còn tồn tại và khỏe nhất trên hành tinh
- Bức ảnh này do AI tạo ra và đã vượt qua hơn 100 đối thủ để giành được giải thưởng
- Đi tìm sự sống trong vũ trụ: Sự sàng lọc tuyệt vời hay khu vực được bảo vệ?
Những năm 1950, người đàn ông này cưỡi lừa qua núi Heiyou, trên đỉnh núi, ông phát hiện ra một con "suối", với dòng nước đen phun ra từ mặt đất. Ông đổ đầy nước đen ở đây vào chiếc ấm mang theo bên người, mang về và báo cáo với cơ quan chức năng. Công an đã thu giữ thứ nước lạ này, gửi cho các chuyên gia đã tiến hành phân tích. Sau khi xác định được là dầu mỏ, cơ quan thăm dò dầu khí Trung Quốc đã tiến hành việc thăm dò.
Việc ông lão vô tình phát hiện ra loại nước này giúp Trung Quốc phát hiện một kho báu khổng lồ, cho đến nay mới khai thác được 200 triệu tấn. Theo các chuyên gia, nguồn dầu mỏ này được hình thành từ 220 năm trước, trữ lượng dầu mỏ có thể dùng hàng trăm năm.
Ngày 29/10/1955, giếng dầu “Karamay 1” đã phun trào những dòng dầu thô đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của mỏ dầu công nghiệp lớn đầu tiên của nước Trung Quốc mới.
Karamay có nghĩa là “dầu đen” trong tiếng địa phương. Chính quyền Trung Quốc khi đó đã ra chỉ thị kêu gọi cả nước hỗ trợ xây dựng mỏ dầu Karamay. Ba năm sau đó, vào ngày 29/5/1958, Karamay chính thức được thành lập với tư cách là một thành phố, mọc lên trên một vùng đất hoang vu giữa sa mạc Gobi.
Dầu mỏ được mệnh danh là mạch máu của ngành công nghiệp và là một trong những nền tảng của xã hội công nghiệp hiện đại, dù là nhiên liệu cho động cơ hay các nguyên liệu thô khác nhau mà ngành hóa chất yêu cầu đều cần có sự hỗ trợ của ngành dầu khí. Mọi mắt xích trong ngành công nghiệp hiện đại đều không thể tách rời khỏi dầu mỏ, điều này cũng khiến dầu mỏ trở thành nguồn tài nguyên chiến lược cực kỳ quan trọng hiện nay.
Trung Quốc đã tiến hành khảo sát chi tiết khu đất rộng 2.150 km2 và phân tích cấu trúc địa lý của khu vực ở Tân Cương. Sau khi điều tra, Trung Quốc thấy rằng có một lượng lớn dầu lộ ra trên bề mặt nông do chuyển động của lớp vỏ nhưng vẫn còn nguồn tài nguyên dầu dồi dào dưới lòng đất, xứng đáng khai thác công nghiệp quy mô lớn và đề xuất khoan các giếng thăm dò.
Khai thác dầu mỏ tự động, sử dụng máy móc không người lái
Năm 2018, mỏ dầu lớn hàng đầu thế giới được phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc. Hiện nay, hơn 1,24 tỷ tấn dầu mỏ đang chờ được khai thác. Sau khi phát hiện nhiều mỏ ở Tân Cương, Trung Quốc liên tục thực hiện hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ.
Đội thăm dò Trung Quốc đã nhanh chóng lập kế hoạch thiết kế giàn khoan chi tiết, khoan 2.400 mét dưới lòng đất tại địa điểm đã chọn để thăm dò hàm lượng dầu khí sâu dưới lòng đất trong khu vực và nghiên cứu địa chất xung quanh môi trường mỏ quặng.
Đặc biệt, Trung Quốc dùng máy khoan sử dụng phần mềm điều khiển tự động, bộ điều khiển được tích hợp với hệ thống máy chủ trung tâm để khoan dầu mỏ. Máy khoan này không chỉ phá bỏ các tầng đất đá mà còn có thể thu thập và quản lý nhiều thông tin khác nhau xung quanh môi trường mỏ tài nguyên.
So với các máy khoan truyền thống cần sự điều khiển của người vận hành, máy khoan này không người lái có thể tự vận hành và có thể làm việc 24 giờ/ngày, nâng cao hiệu quả công việc đáng kể. Đồng thời, máy khoan không người lái có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ cao và thấp, khí độc… từ đó bảo vệ sự an toàn cho người vận hành.
Hơn nữa, điều kiện địa chất tại khu vực có tài nguyên này rất phức tạp, việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi sự đầu tư lớn về vốn và công nghệ. Cùng với đó, việc phát triển và sử dụng tài nguyên đòi hỏi phải bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để đảm bảo sử dụng tài nguyên lâu dài và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để vượt qua những thách thức này, Trung Quốc cần thực hiện một loạt biện pháp. Đầu tiên, Trung Quốc cần tăng cường nghiên cứu, thăm dò khoa học, đồng thời, tìm hiểu sâu hơn về sự phân bố và trữ lượng tài nguyên. Sau đó, Trung Quốc tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo sử dụng lâu dài tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc khai thác thành công đã giúp Trung Quốc giải quyết các vấn đề về năng lượng. Sự xuất hiện của nguồn tài nguyên này ở Tân Cương dường như đã tạo bước ngoặt lớn cho Trung Quốc. Sự kiên trì của các nhà khai thác dầu đã được đền đáp, mang lại những thành tựu mới cho hoạt động thăm dò và dự trữ năng lượng của Trung Quốc.
Vì Trung Quốc là quốc gia có nhiều tài nguyên nên việc phát triển các công nghệ thăm dò khoáng sản luôn được ưu tiên phát triển hàng đầu. Trong số các thành tựu về công nghệ và thiết bị thăm dò khoáng sản được phát triển cho đến nay, việc phát hiện cấu trúc tài nguyên trong lòng đất, phát hiện cấu trúc mật độ và từ tính đã đạt đến mức cao nhất trong hoạt động thăm dò tài nguyên sâu của Trung Quốc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"