“Như ông Trương Gia Bình từng phát biểu về chuyển đổi số là: “Chúng ta phải thần tốc”. Vậy, thần tốc trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ thực hiện ra sao?" - ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đặt câu hỏi.
- Vì sao Intel 17 năm trước đã chọn xây nhà máy ATM lớn nhất thế giới ở Việt Nam mà không phải Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan?
- Bất chấp những hạn chế Mỹ đưa ra, Trung Quốc tạo ra một "cú nổ" về bán dẫn, sức mạnh gấp 75 lần các sản phẩm hiện có
- Chuyện "thế giới đã sản xuất được chip có 1.000 chân, chúng ta mới sản xuất được 8 chân" và màn đặt cược của FPT với ngành bán dẫn
- Người Việt trong ngành chip bán dẫn: Thiết kế con chip quan trọng nhất cho đầu DVD, tác giả hàng trăm bằng sáng chế
Ngành bán dẫn từ lâu được mệnh danh là "xương sống" của kỷ nguyên công nghệ, là nền tảng của tính toán hiện đại. Với vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như: AI, IoT, 5G, Big Data… ngành chip bán dẫn được các quốc gia tiên tiến nghiên cứu và ưu tiên phát triển.
Vì vậy, việc gia nhập ngành bán dẫn không chỉ mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ thông tin mà còn mang lại nhiều cơ hội cho hàng nghìn, hàng vạn nhân sự công nghệ hiện đại.
Mới đây, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic và tổ chức giáo dục Pearson Vương Quốc Anh vừa ký kết chuyển giao chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn BTEC về Việt Nam, triển khai cho sản phẩm BTEC FPT.
Lễ ký kết có sự tham gia của ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Iain Frew - Đại sứ Anh tại Việt Nam, và ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT, ông Lê Tuấn Dũng - Giám đốc Pearson Việt Nam, ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic.
Đây là lần đầu tiên chương trình Công nghệ bán dẫn chuẩn quốc tế bậc cao đẳng được chuyển giao đào tạo tại Việt Nam, BTEC FPT chính thức trở thành đơn vị cao đẳng đầu tiên tại Việt Nam đào tạo ngành Công nghệ bán dẫn. Với chương trình chất lượng quốc tế, hợp tác này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực bán dẫn của Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong tương lai.
Sinh viên theo học Công nghệ bán dẫn tại BTEC FPT sẽ là một trong những lứa nhân sự đầu tiên tại Việt Nam được đào tạo chính quy, bài bản và có cơ hội nghề nghiệp lớn khi gia nhập ngành.
Ông Lê Tuấn Dũng - Giám đốc Pearson Việt Nam, ông Vũ Chí Thành - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic ký thỏa thuận hợp tác
Hợp tác này đánh dấu lần đầu tiên chương trình Công nghệ bán dẫn chuẩn quốc tế bậc cao đẳng được chuyển giao đào tạo tại Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, ông Phạm Vũ Quốc Bình cho biết Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp rất kỳ vọng vào hợp tác này. Ông nhấn mạnh vai trò của giáo dục đào tạo trong việc tạo ra nguồn nhân sự chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn: “Như ông Trương Gia Bình từng phát biểu về chuyển đổi số là: “Chúng ta phải thần tốc”. Vậy, thần tốc trong ngành công nghiệp bán dẫn sẽ thực hiện ra sao? Thứ nhất, chúng ta thần tốc trong sự kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và trường học. Thứ hai, chúng ta thần tốc khi áp dụng các chương trình được chuẩn hoá quốc tế. Với sự kết hợp của hai yếu tố trên, chúng tôi vui mừng khi Trường Cao đẳng FPT Polytechnic và BTEC FPT đã tức thời chuyển giao chương trình quốc tế để đào tạo nhân lực bán dẫn tại Việt Nam.”
Với việc chuyển giao chương trình đào tạo từ Anh, với kiến thức, khung chương trình chuẩn quốc tế, ông Phạm Vũ Quốc Bình kỳ vọng việc này sẽ tạo ra những nhân lực chất lượng .
Ông Iain Frew - Đại sứ Anh tại Việt Nam cho biết 2023 là một năm đặc biệt giữa Việt Nam và Vương quốc Anh khi hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. “Đây là một sự kiện đặc biệt, đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ đối tác giáo dục giữa hai nước. Tôi rất vui vì FPT Polytechnic là một trong những trường đầu tiên cung cấp chương trình đào tạo ngành công nghệ bán dẫn từ Pearson UK để cung cấp lực lượng lao động cho ngành.” ông cho biết.
Tại sự kiện, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT một lần nữa chia sẻ về tầm nhìn, tham vọng và các bước đi cụ thể của FPT với ngành chip bán dẫn.
Theo ông Bình, sản xuất chip bán dẫn không chỉ là ngành công nghiệp nội địa mà là ngành công nghiệp quốc tế. “Vì vậy việc hợp tác quốc tế sẽ đưa Việt Nam đến một cuộc chơi lớn”. Ông cũng cho biết, ngành công nghiệp này cần số lượng nhân sự khổng lồ với nhiều chuyên môn khác nhau. Nhóm kỹ sư chip bán dẫn, thạc sĩ, nghiên cứu sinh đã và đang được thúc đẩy đào tạo. Bên cạnh đó, ngành chip bán dẫn cần rất nhiều kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên và nhân sự liên quan…
Ông Trương Gia Bình chia sẻ sản xuất chip bán dẫn là ngành công nghiệp quốc tế
Trước đó, FPT cũng đã đã công bố chiến lược theo đuổi ngành chip bán dẫn và xác định, cùng với AI, iOT, công nghệ phần mềm ô tô…, đây là một trong những chiến lược mũi nhọn của tập đoàn trong thời gian tới. Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực ngành công nghệ bán dẫn, FPT cũng công bố mở khoá đào tạo kỹ sư bán dẫn hồi tháng 10. Việc Trường Cao đẳng FPT Polytechnic và tổ chức giáo dục Pearson Vương Quốc Anh ký kết chuyển giao chương trình học ngành công nghệ bán dẫn là hành động tiếp theo để giải quyết vấn đề nhân lực.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?