Ông Nguyễn Đức Tài tự tin "đè bẹp" đối thủ với tỷ lệ chi phí thuê mặt bằng trên doanh thu ở TGDĐ chỉ chiếm 2%, vậy ở FPT Retail con số đó là bao nhiêu?
Kì phùng địch thủ ngành bán lẻ công nghệ, ai chịu chi hơn ai?
- TGDĐ - "Ngư ông đắc lợi" mùa Covid: Tranh thủ nguồn xách tay hàng Apple khan hiếm, đàm phán thần tốc mở TopZone, chiếm 1/3 thị phần Apple, mục tiêu năm 2022 lên 45%
- TMĐT đấu với bán lẻ truyền thống: Chủ tịch Nguyễn Đức Tài tiết lộ "con số trong mơ" mà rất lâu Tiki, Shopee, Lazada mới đuổi kịp TGDĐ, FPT Retail
Trong một lần phỏng vấn hồi năm 2017, Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp lúc bấy giờ là CEO từng tiết lộ bí quyết làm sao để mở rộng chuỗi nhanh và hiệu quả chỉ trong 2 năm. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng chuỗi bán lẻ FPT Shop nhanh chóng bắt kịp "đàn anh" Thế giới di động.
“Chúng tôi tính toán rằng chúng tôi chỉ mở 2019 là dừng. Làm sao để mở được các cửa hàng trong 2 năm tới? Chúng tôi quan sát đối thủ, chọn ra tất cả các shop của TGDĐ có doanh thu tốt mà khu vực đó chúng tôi chưa có shop. Với danh sách đó, khu vực mà chúng tôi chưa có shop và doanh thu của đội bạn cao thì chúng tôi sẽ đặt cửa hàng”, bà Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ.
Gần 3 năm sau, việc so kè về mặt bằng kinh doanh giữa 2 ông lớn ngành bán lẻ này lại càng thú vị khi xuất hiện trong cuộc đối thoại giữa chủ tịch Thế giới di động và một lãnh đạo thuộc FPT trong chương trình Shark Tank Forum 2020.
Trong buổi chia sẻ này, Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài chia sẻ câu chuyện tỷ lệ chi phí thuê mặt bằng so với doanh thu của Thế giới di động và một doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc.
“Một shop của mình 100m2 bán 1000 cái điện thoại 1 tháng, shop của họ 300m2 bán 700 điện thoại 1 tháng. Tôi nói ông 'chết là chắc', bởi vì tiền thuê trên doanh thu chiếm từ 20-25%. Ông làm như vậy, Samsung bán cho ông phải lời gấp đôi ông mới đủ tiền trả. Trong khi đó tiền thuê trên doanh thu của tôi chỉ dưới 2% thôi”, ông Tài chia sẻ.
Con số 2% tiếp tục được ông Tài nhắc lại khi so sánh với chi phí của các doanh nghiệp thương mại điện tử để có thể giao hàng đến tay khách.
Chia sẻ của Chủ tịch Thế giới di động khiến một khán giả là một lãnh đạo tập đoàn FPT bất ngờ.
“Em tên là Vinh. Em công tác tại FPT, cũng chỗ với anh Tiến, ở ban kinh doanh của tập đoàn. Từ góc độ lãnh đạo doanh nghiệp em xin phép có 2 câu hỏi nhỏ. Một là anh Tài chia sẻ chi phí thuê mặt bằng của toàn bộ hệ thống Thế giới di động, Điện máy Xanh, Bách Hoá Xanh chiếm chưa tới 2% doanh thu. Thực sự con số này cực kỳ đáng kinh ngạc. Tất nhiên cái này không phải để hỏi cho chuỗi FPT Shop”, vị này cảm thán trước số liệu mà chủ tịch Nguyễn Đức Tài đưa ra.
Màn hỏi đáp giữa chủ tịch Nguyễn Đức Tài và lãnh đạo FPT.
Chủ tịch Thế giới di động đáp lại: “2% là của Thế giới di động và Điện máy Xanh chứ anh không nói Bách hoá Xanh. Bởi vì doanh thu bình quân của một shop Bách hoá xanh chỉ khoảng 1,2-1,3 tỷ đồng (thời điểm năm 2021 - PV). Với tỷ lệ này nên mức đó dâng cao hơn. Thực ra tại sao tỷ lệ đó thấp? Đơn giản bởi doanh thu mình hơn thiên hạ vậy thôi. Hai cái shop đối diện nhau Thế giới di động doanh thu gấp 1,5 thậm chí là gấp 2 lần đối thủ cạnh tranh. Nếu Thế giới di động 2% thì anh ước em phải 4-5%. Em về hỏi lại nội bộ em xem đúng không.
Điều đó không có nghĩa là anh đè chủ nhà ra, làm khó họ, bắt họ cho thuê rẻ bởi vì cái này là quan hệ thương lượng, đâu có ai đè được ai. Thậm chí anh còn có cảm giác mình trả cao hơn người khác 10-15%. Bởi vì mình đang lấy những vị trí chiến lược nên mình trả hơn để lấy nó. Bởi vì doanh thu trên 1m2 mặt bằng đó cao hơn rất nhiều nên tỷ lệ chi phí thấp”.
Đối chiếu trên báo cáo tài chính của FPT Retail có thể thấy ước lượng của ông Tài cũng gần khớp. Theo thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất của FPT Retail từ năm 2016-2021, chi phí thuê, sửa chữa cửa hàng của công ty này rơi vào khoảng 208-658 tỷ đồng. So sánh với doanh thu thuần, chi phí thuê mặt bằng của FPT Retail dao động từ 1,9% - 3,2%. Nếu tính tỷ lệ so với tổng chi phí bán hàng thì chi phí thuê mặt bằng của FPT Retail dao động từ 22-32%.
Trong báo cáo tài chính hợp nhất, Thế giới di động không phân tách rõ ràng chi phí thuê mặt bằng như FPT Retail.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"