Chip Broadwell mạnh đến đâu?

    Comet,  

    Dòng chip "Core" thế hệ thứ năm của Intel đã chính thức xuất hiện trước công chúng.

    Picture 8

    Vậy là sau một vài tháng chậm trễ, dòng chip thế hệ mới Core M của Intel cuối cùng cũng ra xuất xưởng những lứa đầu tiên. Những lời hứa hẹn trước đây của Intel về Core M cho chúng ta một hình dùng về thế hệ chip 14 nanômét (nm) mới với hiệu suất tốt hơn, khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn và đặc biệt nhất là kích thước nhỏ gọn hơn. Thế nhưng không như những lần trước, khi mà các dòng chip Core mới luôn thể hiện sức mạnh của nó trên những chiếc Ultrabook hay những chiếc PC với cấu hình cực khủng, Intel lại lựa chọn những chiếc máy tính bảng và những chiếc máy tính xách tay kiểu "2 trong 1" (máy tính xách tay lai tablet) để làm điểm khởi đầu cho dòng chip mới này.

    Để có những cái nhìn cận cảnh hơn về Core M và sức mạnh của nó, bài viết sẽ sử dụng Lenovo Yoga 3 Pro - một trong những thiết bị đầu tiên được trang bị Core M để thực hiện đánh giá hiệu năng và các thông số mà dòng chip mới đem lại.

    Picture 9

    Intel Broadwell

    Picture 10

    Kích thước nhỏ gọn

    Một điều lạ là trong khi số lượng bóng bán dẫn của Core M tăng từ 0,96 lên 1,3 tỷ so với dòng Haswell-Y, kích thước của chúng lại thu nhỏ xuống từ 131 chỉ còn 82 mm². Điều kì diệu này đến từ quy trình sản xuất chip 14nm mới, có tên là P1272. Thực chất thì quy trình sản xuất này đã ra đời từ lâu, nhưng để nó giúp đem lại lợi nhuận thì Intel phải chờ đến khi dòng chip Core M xuất hiện mới dám đưa nó vào sản xuất.

    Picture 16

    Core M-5Y70 trên Lenovo Yoga 3 Pro

    Kiến trúc CPU và GPU

    Picture 11

    Cấu trúc CPU của Core M không hẳn là hoàn toàn mới. Thực chất cấu trúc này  là một thiết kế cải tiến "phiên bản 14nm" của cấu trúc CPU Haswell. Mặc dù vậy, sự cải tiến này tạo ra hiệu suất của mỗi vi xử lý tăng lên ít nhất 5%/MHz. Điều tuyệt vời của thiết kế mới là ở chỗ dù hiệu suất tăng lên, hiệu quả tiết kiệm và cân bằng năng lượng của vi xử lý vẫn luôn được giữ ở mức tối ưu.

    Picture 12

    Hỗ trợ DirectX 11.2

    Picture 13

    ... và cả định dạng 4K

    Còn đối với GPU, nó đã có một bước tiến khá dài trong việc nâng cấp sức mạnh. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc kiến trúc Gen8 giờ đây đã có thể hỗ trợ OpenGL 2.0 hay DirectX 11.2. Điều này có nghĩa là về mặt tính năng, GPU của Intel giờ đây đủ sức để cạnh tranh với cả AMD hay Nvidia. GPU mới được thiết kế dựa trên các slices và subslices, trong đó mỗi slice sẽ chứa các cụm và đơn vị xử lý (EUS). Để dễ hình dung, chúng ta cần biết card đồ hoạ Haswell HD Graphics 4200 có 2 subslices, mỗi cái chứa 10 EUS trong khi Card đồ hoạ mới HD Graphics 5300 có tới 3 subslices, mỗi cái chứa 20-24 EUS.

    Các dòng chip Core M

    Ngay sau khi giới thiệu Core M ra với công chúng, đã có 3 phiên bản đầu tiên được Intel sản xuất gồm Core M-5Y70, 5Y10a và 5Y10. Tuy nhiên sau đó, do một lỗi ở bước E0, các nhà sản xuất đã phải tắt lệnh mở rộng TSX-NI (một phần mở rộng cho phép tối ưu bộ nhớ truy cập).

    Dù răng người dùng phổ thông chẳng hề nhận ra vấn đề nhỏ đó, Intel cũng đã kịp giải quyết bằng cách tiếp tục xuất xưởng 4 thế hệ tiếp theo của Core M (sẽ sớm ra mắt thị trường trong vài tuần tới). Và sau đây là những dòng Core M đã và sẽ xuất hiện trên thị trường hiện nay cùng thông số của chúng:

    Picture 1

    Các dòng Core M hiện nay

    Đánh giá thử nghiệm

    Là một trong những thiết bị đầu tiên sử dụng Core M, Lenovo Yoga 3 Pro là chiếc máy tính được các chuyên gia sử dụng để đánh giá sức mạnh của con chip mới. Chiếc máy tính được thử nghiệm này có màn hình 13,3 inch độ phân giải 3200x1800 với cấu hình cụ thể như sau:

    Intel Core M-5Y70, 2 cores/4 threads at 1.1 - 2.6 GHz

    • HD Graphics 5300, 24 EUs at 100 - 850 MHz, Driver 10.18.10.3960

    • 8 GB LPDDR3-1600, dual-channel

    • Samsung PM851 256 GB, M.2 (MZNTE256HMHP)

    • Windows 8.1 64-bit

    Benchmark sản phẩm

    Picture 2
    Picture 3
    Picture 4

    Kết quả Benchmark được thực hiện bởi Cinebench cho thấy chip Core M có kết quả vượt trội so với các đàn anh của nó như Core i5-4200U hay Core i5-4202Y. Kết quả này một phần đến từ công nghệ turbo boost cải tiến trên Core M - thứ hoạt động hiệu quả hơn bất kì thế hệ chip Core nào trước đó. Ở một số hạng mục so sánh, chỉ số benchmark của M-5Y70 còn tốt hơn 20% so với các vi xử lý cũ. Hiệu quả của Core M còn thể hiện rõ rệt khi so sánh qua việc sử dụng các ứng dụng hàng ngày và lướt web. Các kết quả tỏ ra cực kì khả quan khi đặt cạnh với các đối thủ sử dụng kiến trúc  ARM như Apple A8X hay Nvidia Tegra K1. Với việc đặt các loại tablet và máy tính xách tay lai tablet làm điểm xuất phát cho Core M, kết quả này cho thấy Intel đã và đang đi đúng hướng.

    Hiệu suất GPU

    Picture 5
    Picture 6

    Trong khi những kết quả Benchmark đối với CPU  tỏ ra  thực sự ấn tượng, kết quả  thử nghiệm  GPU lại không có nhiều đột phá. Điều đó thể hiện rõ qua việc nó chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với GPU thế hệ trước là HD Graphics 4200 hay còn kém hơn khi test trên 3DMark so với HD Graphíc 4400. Ở công cụ so sánh GFXBench, chỉ số fps của một chiếc iPhone 6 cũng chỉ kém GPU Core M-5Y70 20% hay sự vượt trội đến từ SoC của chiếc Tablet mới nhất của Apple: iPad Air 2. Rõ ràng Intel còn rất nhiều việc phải làm để tiến xa hơn trong mặt này.

    Picture 7

    fps của HD Graphics 5300 trên các game phổ biến hiện nay

    Ở một mặt so sánh khác với các Games phổ biến hiện nay như Fifa15, CS-GO, The Elder Scrolls V: Skyrim,... hay cả "sát thủ phần cứng" Crysis 3, hiệu năng của HD Graphics 5300 cũng không có gì nổi bật, nếu không muốn nói là thua kém so với các dòng chip tiêu hao điện năng 15-Watt hiện nay. Điều này có thể tạm an ủi là do sức mạnh của Core M là tập trung cho các dòng Tablet và Laptop lai nên không thể kỳ vọng vào việc nó đem lại hiệu suất cao đối với các trò chơi "nặng đô".

    Picture 17

    Frame Rate khi chơi Dota 2

    Xử lý đa phương tiện

    Với màn hình QHD có độ phân giải 3200x1800 pixels, chiếc Lenovo Yoga 3 Pro về cơ bản hoàn toàn đủ khả năng để xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K đang rất "hot" hiện nay. Với thử nghiệm chạy các file codec H.264, chiếc máy này chạy một cách trôi chảy với CPU load rate chỉ ít hơn 20%. Tuy nhiên khi thử nghiệm với tiêu chuẩn H.265 mới, Core M đã phải huy động tới hơn 40% CPU load rate để có thể chạy một video 720p. Sự thay đổi này chỉ là do hoạt động của phần cứng và không bị ảnh hưởng bởi các ứng dụng điều khiển đồ hoạ hay phần mềm chạy Video là VLC.

    Picture 14

    Chạy video 4K trên Windows Media Player

    Picture 15

    và khi chạy 4K video trên Youtube

    Đánh giá

    Được xem như là một giải pháp trong tương lai để tăng cường sức mạnh cho các dòng sản phẩm Tablet và laptop lai tablet, thật khó để đòi hỏi Core M có thể đem lại sức mạnh xử lý vượt trội so với những con chip anh chị của nó hiện nay. Theo những kết quả của bài test, thế mạnh của Core M đã được thể hiện rõ ở mức tiêu thụ năng lượng thấp (chỉ số TPD là 4,5W), hiệu suất xử lý đồ hoạ chấp nhận được và nhất là kích thước nhỏ gọn của nó sẽ là lời giải cho những nhà sản xuất luôn muốn biến các sản phẩm của mình thành những thứ "siêu mỏng, siêu nhẹ nhưng thật mạnh mẽ". Chắc hẳn các Gamer Hard-core sẽ có chút thất vọng với con chip mới này của Intel, thế nhưng họ sẽ không phải chờ lâu khi những dòng chip quad-core mới sẽ sớm được ra mắt vào đầu năm sau.

    Theo: Notebookcheck

    >>Tìm hiểu về Intel Core M và các thiết bị chạy Core M

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ