Phần cứng “xịn” vẫn chưa đủ trong cuộc đua công nghệ 2022
Khi quá trình số hóa được đẩy mạnh, một số xu hướng công nghệ chính sẽ định hình cho năm 2022.
Không như 10 năm trước, những gì các hãng công nghệ cần để cạnh tranh và dẫn đầu trong lĩnh vực đã thay đổi đáng kể. Thay vì theo đuổi chiến lược lấy sản phẩm làm trọng tâm, các tên tuổi công nghệ hàng đầu hiện nay đang giằng co để chinh phục sự yêu thích của khách hàng bằng cách tạo ra hệ sinh thái thông minh tối đa nhằm tối ưu hóa trải nghiệm.
Quay trở lại những năm 2009-2012, Apple đã sử dụng chiếc smartphone chủ chốt để mở ra hệ sinh thái thông minh của hãng với người tiêu dùng. Google và Samsung cũng không hề kém cạnh với hệ điều hành Android. Thành công đó khiến ngày càng nhiều công ty công nghệ theo đuổi mô hình này để mang đến những trải nghiệm mới cho hệ sinh thái của họ, nổi bật trong số này là Xiaomi.
Thành lập từ năm 2010, Xiaomi nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu khi mang đến cho người tiêu dùng những lựa chọn tối ưu so với mặt bằng chung của thị trường. Bên cạnh cam kết chỉ bán smartphone với giá cao hơn sản xuất 5%, Xiaomi tiếp cận thị trường đầu tiên của mình là Trung Quốc bằng cách cung cấp miễn phí hệ điều hành MiUI, tạo nên hệ sinh thái riêng thông qua smartphone của hãng.
Nhưng chừng đó là chưa đủ, Xiaomi còn cố gắng cung cấp và liên kết đa tầng các sản phẩm thông minh trong hệ sinh thái của mình. Ví dụ, Mi Home là nền tảng mở cho các thiết bị di động, gia dụng, TV, cảm biến và thiết bị nhà thông minh tương thích, tập hợp lại với nhau trong một ứng dụng quản lý chung, mang lại trải nghiệm xuyên suốt cho người dùng.
Do đó, smartphone chỉ như chiếc remote đa năng, tạo nên sự cộng hưởng của các thiết bị có thể điều khiển như TV, tủ lạnh, máy lọc không khí, đèn thông minh… Với Xiaomi, các sản phẩm của đối tác vẫn có thể tích hợp dễ dàng vào hệ thống tại nhà nhờ giao thức IoT riêng. Điều này cũng đồng nghĩa, khi người dùng đã mua một sản phẩm của Xiaomi, nhiều khả năng họ sẽ muốn sở hữu thêm.
Các gã khổng lồ công nghệ ngày nay không chỉ cung cấp cho người dùng smartphone mà còn mang đến trải nghiệm phong phú hơn được hỗ trợ bởi các công nghệ đa kết nối. Mặc dù cải tiến về camera, GPU và bộ xử lý đã cải thiện chất lượng của những trải nghiệm này nhưng chừng đó là chưa đủ.
Kể từ khi đại dịch diễn ra, sự gia tăng công việc tại nhà và nhu cầu giải trí, chơi game, tiêu thụ nội dung ngày càng cao kéo theo nhu cầu tai nghe không dây true wireless (TWS). Thực tế thị trường TWS toàn cầu năm nay cũng đã tăng trưởng 33% so với 2020, đạt 310 triệu chiếc. Nhưng những mẫu tai nghe không dây như Xiaomi Flipbuds Pro ra đời không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu âm thanh nhất thời, đây còn là thiết bị quan trọng trong việc tạo nên trải nghiệm liền mạch trong hệ sinh thái thông minh.
Trong nửa đầu 2021, Xiaomi ra mắt nhiều sản phẩm từ smartphone đến thiết bị thông minh trong hệ sinh thái riêng, hướng đến mọi phân khúc người dùng. Từ Xiaomi 11, Xiaomi 11 Lite, Xiaomi 11 Lite 5G NE đến dòng điện thoại tầm trung Redmi Note 5G, Redmi Note 10S với trải nghiệm 5G đều nằm trong hệ sinh thái thông minh của hãng đã lần lượt đến tay người dùng.
Điểm đáng chú ý của những dòng smartphone này là việc hệ thống được đồng bộ hoá và cập nhật trong thời gian dài, mang đến trải nghiệm bền vững và ổn định. Lấy ví dụ, Xiaomi sẽ cung cấp 3 bản nâng cấp hệ thống Android và 4 năm bản vá bảo mật cho Xiaomi 11T Series 5G. Với thay đổi này, Xiaomi 11T Series 5G sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn nhờ khả năng bảo mật dữ liệu lâu dài. Điều này còn giúp cho vòng đời sử dụng smartphone được kéo dài, người dùng không phải thay đổi điện thoại quá thường xuyên.
Nhìn chung, tiến bộ công nghệ ngày nay là lợi thế cạnh tranh, cũng là mối đe dọa cho các công ty. Điều này đã khiến cho sự khác biệt trong định hướng chiến lược phát triển ngày càng mờ nhạt giữa các bên. Song dù có cùng mục tiêu hướng đến, không phải cái tên nào cũng tận dụng thành công tiềm lực của bản thân. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế hậu Covid-19 vẫn chưa hồi phục, thành công của người này nhiều khả năng sẽ là thất bại của kẻ khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?