2000 công dân Phần Lan ngẫu nhiên sẽ được nhận 587 USD mỗi tháng mà không hề có một ràng buộc.
Khái niệm về thu nhập cơ bản (trong đó nhà nước sẽ cung cấp tiền cho công dân bất kể họ làm việc thế nào) đã tồn tại hàng thế kỉ nhưng vẫn nhận được chú ý ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phần Lan là quốc gia mới nhất thử nghiệm chính sách này ở mức hạn chế. Theo một báo cáo từ Associated Press, quốc gia thuộc liên minh EU này sẽ bắt đầu thử nghiệm chính sách thu nhập cơ bản trong vòng 2 năm với 2000 công dân thất nghiệp ngẫu nhiên. Những người này sẽ nhận được 560 EUR (tương đương 587 USD) mỗi tháng kể cả khi họ đã tìm được việc làm.
Chính phủ trung hữu của Phần Lan hi vọng thử nghiệm này sẽ giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước này, hiện đang ở mức 8,1%, tương đương với 213.000 trong tổng dân số 5,5 triệu dân. Olli Kangas, một chuyên viên của cục an sinh xã hội Kela, Phần Lan, đã trả lời phỏng vấn của PA về kế hoạch trên. Theo ông, chính sách này sẽ giải quyết được vấn đề của những người thất nghiệp là từ chối các công việc ngắn hạn hoặc lương thấp do cảm thấy việc làm không đủ để chi trả chi phí của họ. Với việc được hỗ trợ một khoản tiền để trang trải chi phí cơ bản, người thất nghiệp sẽ sẵn sàng nhận các công việc chưa vừa ý hơn.
Theo ông Kangas: “Việc trợ cấp sẽ giúp người ta xử sự tốt hơn hoặc đôi khi, theo nhiều nhà phê bình, sẽ khiến họ lười biếng hơn vì biết rằng mình sẽ có một khoản thu nhập cố định dù chẳng phải làm gì.” Tất nhiên khoản trợ cấp này chẳng là gì so với thu nhập trung bình của công dân Phần Lan ở mức 3500 EUR mỗi tháng.
Tháng 6 năm ngoái, Thuỵ Điển đã ghi nhận biểu tình phản đối đề án thu nhập đảm bảo hàng tháng cho mọi công dân. Tuy nhiên, các thử nghiệm nhỏ vẫn diễn ra trên khắp thế giới. Tại Kenya, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ đã và đang cấp thu nhập đủ để trang trải thức ăn, chỗ ở và y tế trong vòng 10 năm cho 6000 cá nhân. Một số thử nghiệm khác cũng đang diễn ra tại Ontario, Canada và Utrecht, Hà Lan.
Công bằng mà nói, việc thử nghiệm cung cấp thu nhập cơ bản hứa hẹn khá nhiều tiềm năng nhưng cũng đi kèm khá nhiều lỗ hổng. Nhiều nhà phê bình cho rằng các đề án này xuất phát từ những tầm nhìn ngắn hạn và thiên về cào bằng lợi ích thay vì đơn giản là trợ cấp thu nhập cơ bản.
Tất cả những điều trên cũng đồng nghĩa với việc bất kể kết quả thử nghiệm của Phần Lan ra sao, nó vẫn sẽ dẫn tới rất nhiều tranh cãi. Trong bối cảnh sự phân hoá giàu nghèo ở phương Tây ngày càng lớn và tự động hoá đe doạ công việc của nhiều người, tranh cãi về việc gì phải làm tiếp theo sẽ là chủ đề lớn nhất.
Tham khảo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"