Phần mềm có tên Little Dragon này sử dụng công cụ nhận diện khuôn mặt và cảm xúc để thay đổi cách truyền tải nội dung học tập.
Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn đang ở trường, và bạn phải đọc một cuốn sách giáo khoa dày nhất trong thư viện. Giờ biến cuốn sách đó thành một chiếc iPad, và nó có khả năng cảm nhận được khi bạn cảm thấy chán học và nản chí, và tìm được một cách mới mẻ, thú vị hơn để truyền tải thông tin cho bạn. Thật là thú vị phải không?
Đó chính là mục tiêu của Little Dragon, một startup đang phát triển phần mềm giáo dục thông minh. Nó được thiết kế để nhận biết được cảm xúc của học viên và gửi lại phản hồi cho hệ thống của nó thông qua những lựa chọn trên giao diện người dùng.
Công nghệ của Little Dragon dựa trên phần mềm nhận diện khuôn mặt được phát triển bởi Affectiva, một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực nhận biết cảm xúc. Ngoài ra, họ còn tự phát triển một hệ thống học tăng cường (reinforcement learning) của riêng mình theo lời của nhà đồng sáng lập kiêm CEO Martin Raasch: một loại trí thông minh nhân tạo có thể tạo ra nhiều chiến thuật khác nhau – trong trường hợp cụ thể này, đó là đưa ra các phương pháp đa dạng giúp học viên tiếp thu kiến thức tốt hơn.
“Không phải ai cũng học theo một cách giống nhau,” Raasch nói tiếp. “Chúng tôi sử dụng phần mềm tìm ra hướng để dẫn dắt học viên có những trải nghiệm học tập tốt hơn, dựa trên chính bản thân họ chứ không phải là một khuôn mẫu nào đó.”
Vào thời điểm hiện tại, công ty này đang ở cuối giai đoạn phát triển để “trình làng” ứng dụng học tập đầu tiên của họ, nhắm tới các đối tượng học viên nhỏ tuổi. App này có một hình ảnh đại diện trên màn hình (là nhân vật chú rồng nhỏ mà Little Dragon lấy làm tên công ty) sẽ hướng dẫn các bé chơi những game có tính chất giáo dục cao. Các tựa game này sẽ được ra mắt trên nền tảng điện thoại vào dịp Giáng sinh tới đây. Nó được thiết kế để hỗ trợ kỹ năng đọc tiếng Anh như khả năng nhận diện chữ cái, âm vị,…
Tuy nhiên đây không phải là đích cuối của Little Dragon. “Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi đang tập chung hướng đến đối tượng là các bé học mẫu giáo và có độ tuổi nhỏ hơn,” Raash nói. “Nhân vật đại diện nhỏ bé màu xanh chính là một công cụ hữu dụng giúp những người dùng nhỏ tuổi này tương tác dễ dàng và cảm thấy thoải mái hơn. Sau này, khi chúng tôi phát triển các ứng dụng cho nhóm có độ tuổi lớn hơn, chúng tôi không biết có nên giữ lại chú rồng này không. Nguyện vọng của chúng tôi đó là khi những em bé lớn hơn, thì ứng dụng cũng sẽ phức tạp hơn. Trên hết, chúng tôi mong muốn nó sẽ là một app phổ thông dành cho mọi lứa tuổi.”
Chúng ta sẽ phải chờ đợi cho tới khi ứng dụng này được ra mắt thời mới biết nó có được như kỳ vọng hay không, mặc dù vậy nó vẫn là một ý tưởng hết sức tuyệt vời – ý tưởng về việc tạo ra nhiều phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng người dùng khác nhau đang dần trở thành hiện thực nhờ có các thành tựu về mặt trí tuệ nhân tạo trong thời đại số hiện nay.
“Tôi chắc chắn rằng sự nhận biết cảm xúc sẽ mở ra nhiều tiềm năng lớn mới về cách mà chúng ta tương tác với máy móc,” Raash chia sẻ thêm. “Bạn không mấy thể hiện cảm xúc khi bạn làm việc với máy tính. Nhưng việc hệ thống thay đổi cách tiếp nhận thông tin bằng cách biết được trạng thái cảm xúc của người dùng sẽ có ảnh hưởng lớn tới thành quả làm việc, và chúng tôi muốn chung tay thực hiện điều đó.”
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming