Một viễn cảnh chứa đầy nguy cơ và rủi ro cao, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số lên ngôi như hiện nay.
Có một câu nói dược "tương truyền" trong làng công nghệ bảo mật thế giới là "Không thứ gì là không thể bị hack," bằng chứng là kể cả nền tảng thiết bị bạn sử dụng có phức tạp và tinh vi đến đâu thì những nỗ lực xâm nhập và đánh cắp thông tin từ chúng vẫn luôn được ngấm ngầm đầu tư và thực hiện bởi các hacker cũng ngày một gia tăng quy mô và cả tầm hiện đại, tiên tiến. Và lần này, một phương thức kinh ngạc khác đã được các nhà nghiên cứu khám phá ra: Sử dụng âm thanh để kiểm soát các thiết bị, từ smartphone cho tới ô-tô.
Cơ chế cụ thể ở đây là việc can thiệp và đánh lừa vi mạch cảm biến gia tốc điện dung - công nghệ chip thường được dùng để kích hoạt dữ liệu trao đổi với smartphone để chúng có thể nhận biết chuyển động, hướng đi và cả tốc độ di chuyển. Chỉ với một chiếc loa ngoài trị giá 5 USD, các nhà khoa học từ Đại học Michigan và Đại học Nam Carolina đã thử nghiệm với 20 loại cảm biến gia tốc khác nhau từ 5 thương hiệu sản xuất bị ảnh hưởng từ các file âm thanh âm nhạc "độc hại". Chính những tần số và âm thanh vang dội trong không gian đã làm nhiệm vụ qua mặt cảm biến, và kết quả là hơn 1 nửa trong số công nghệ cảm biến đem ra thử đã bị thao túng, khiến thiết bị chịu sự điều khiển ở nhiều chức năng tùy ý từ bên ngoài.
"Nó như thể khi một ca sỹ Opera chạm tới nốt nhạc cao trào đến nỗi làm vỡ cả kính vậy, nhưng ở đây thì chúng tôi có thể dùng âm thanh để chỉ định các tác vụ cho smartphone," Kevin Fu, giáo sư kỹ thuật điện và khoa học máy tính tại Michigan chia sẻ với The New York Times. "Bạn có thể cho rằng đó là một virus âm nhạc dành cho máy tính."
Cách những động thái tấn công bằng âm thanh này hoạt động cũng khá dễ hình dùng. Những vi mạch cảm biến gia tốc có chưa một thành phần nhỏ khối lượng vật thể treo trên dây, và chính âm thanh phát ra đã làm rung nó đủ để chip xử lý nghĩ rằng có chuyển động đang được ghi lại.
Fu và đội ngũ nghiên cứu đã có thể tận dụng nó để có thể khiến điện thoại làm theo bất kỳ yêu cầu gì mình muốn. Cụ thể, trong video minh họa ghi lại của mình, họ đã cho thấy một ứng dụng điều khiển ô-tô đồ chơi đã bị thao túng hoàn toàn. Ngoài ra, một thiết bị theo dõi sức khỏe Fitbit cũng rơi vào tình trạng bị đánh lừa tương tự khi nó cứ tiếp tục đếm số bước đi trong khi vẫn đang đứng yên. Thậm chí, một chiếc Samsung Galaxy S5 còn tự phát ra âm thanh phát âm từ ngữ thông qua tín hiệu phản hồi ra ngoài điều khiển bởi chip.
Nhưng đó mới chỉ là bước đầu mà thôi. Với những động thái can thiệp sâu hơn và cách hoạt động của từng ứng dụng, một hacker chuyên nghiệp có thể "trổ tài" kiểm soát được nhiều thứ khác chỉ bằng lối phối âm hợp lý. "Nếu một ứng dụng dựa vào cảm biến gia tốc để hoạt động và điều khiển những việc như khởi động xe ô-tô nhờ vào động tác lắc máy, thì chắc chắn bạn đang ở trong tình thế khá nguy hiểm," Timothy Tripel, tiến sỹ lãnh đạo dự án nghiên cứu tại Michigan cho biết. "Vì những tên hacker nắm trong tay cơ chế này sẽ không dễ bỏ qua con mồi ngon như vậy đâu."
Smartphone bị điều khiển đối với các app dành cho đồ chơi thì không đáng kể, nhưng khi áp dụng cho phương tiện thật sự, bao gồm cả ô-tô, drone, máy bay và các loại hình kết nối khác thì sẽ cần phải cân nhắc lại một cách hết sức sát sao. Thử tưởng tượng một ngày, những liều lượng thuốc điều chế được chỉ huy trên hệ thống của bệnh viện bị can thiệp cho sai lệch, hoặc chỉ cần một đoạn giai điệu nguy hiểm được đăng lên radio thôi là toàn bộ không gian công nghệ xung quanh sẽ bị thao túng triệt để - đó là một viễn cảnh khủng khiếp.
Tham khảo: GizmoDo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương