Phát hiện "con đường gạch vàng" bí ẩn dưới đáy Thái Bình Dương, cứ ngỡ như lối vào Atlantis

    DG,  

    “Cảm giác như tôi đang đứng trước con đường dẫn đến Atlantis vậy”, một thành viên của đoàn nghiên cứu trên tàu Nautilus phát biểu khi bắt gặp họa tiết đá kỳ lạ này.

    Tuy chiếm đến gần 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng đại dương vẫn luôn là 1 bí ẩn lớn đối với nhân loại, và có thể khiến chúng ta thích thú với những phát hiện dù là nhỏ nhất. Vào cuối tháng 4 vừa qua, tàu thám hiểm Nautilus đã vô tình tìm ra 1 con đường gạch vàng bí ẩn dưới đáy biển khi đang khám phá khu vực Liliʻuokalani Ridge, Thái Bình Dương.

    [Vietsub] Các nhà khoa học phát hiện ra "con đường gạch vàng" dưới đáy Thái Bình Dương.

    Cảm giác như tôi đang đứng trước con đường dẫn đến Atlantis vậy”, một thành viên của đoàn nghiên cứu trên tàu Nautilus phát biểu. Quả thực, một họa tiết gạch khô nứt nẻ xuất hiện giữa lòng đại dương thế này là 1 hiện tượng quá đỗi kinh ngạc, nhưng không phải là không có lời giải thích logic và hợp lý.

    “Con đường gạch vàng” được cho là 1 lớp đá cuội, và cũng là ví dụ điển hình về địa chất núi lửa hoạt động dưới đáy đại dương từ thời cổ đại. Các nhà nghiên cứu hiện đã xác định “lòng hồ khô”, nơi chứa con đường này là dòng chảy đứt gãy của đá hyaloclastit (một loại đá núi lửa hình thành trong những vụ phun trào năng lượng cao, khiến cho các mảng đá lắng xuống dưới đáy biển). Các vết nứt vuông góc với nhau như thể do con người tạo ra trên con đường này có thể là kết quả của quá trình ứng suất làm nóng và làm mát từ nhiều vụ phun trào liên tục.

    Phát hiện "con đường gạch vàng" bí ẩn dưới đáy Thái Bình Dương, cứ ngỡ như lối vào Atlantis - Ảnh 2.

    "Con đường gạch vàng" kỳ lạ dưới đáy đại dương.

    Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng muốn khám phá khu vực đại dương chưa từng được khảo sát này để giúp giới khoa học có được cái nhìn sâu sắc hơn, chi tiết hơn về đời sống tự nhiên tại những rặng núi dưới đáy biển.

    Họ tập trung nghiên cứu các cộng đồng vi sinh vật cư trú trong lớp vỏ ferromangan, được tìm thấy trên bề mặt đá tại nơi đây; cũng như sự thay đổi của lớp vỏ đó giữa các vùng đại dương, và tác động mà nó gây ra cho các vi sinh vật sống trên và trong chúng. Những nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp thông tin cơ bản hữu ích cho các chương trình quản lý vào bảo tồn đại dương.

    Theo nautiluslive

    https://genk.vn/phat-hien-con-duong-gach-vang-bi-an-duoi-day-thai-binh-duong-cu-ngo-nhu-loi-vao-atlantis-20220511225641119.chn
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày