Đây là thiết bị có thể tìm thấy ở gần như tất cả các tiệm làm móng trên khắp thế giới.
- Maneki-neko: Tượng mèo may mắn nổi tiếng của Nhật Bản và câu chuyện ít người biết về nguồn gốc ra đời
- Elon Musk sắp hầu tòa, Apple thừa nhận lỗi iPhone 14 Pro và nỗi kinh hoàng của ChatGPT trong trường học
- Những chi tiết thú vị trong tập mở màn The Last Of Us mà chỉ fan loạt game nguyên tác mới nhận ra
Kể từ khi xuất hiện trên thị trường vào khoảng năm 2010, sơn gel đã trở thành một mặt hàng chủ lực trong các tiệm làm móng trên khắp thế giới. Khá dễ hiểu bởi so với sơn móng tay truyền thống, các biến thể gel có khả năng chống hư hại và chống nhòe tốt hơn, đồng thời giữ được độ sáng bóng cho đến khi người dùng loại bỏ lớp sơn bóng khỏi móng tay.
Quan trọng hơn hết, nếu là người thiếu kiên nhẫn, khách hàng không cần đợi một giờ hoặc lâu hơn để sơn móng gel khô. Bởi thay vì đợi sơn gel khô tự nhiên, họ có thể đặt tay dưới đèn UV để kích hoạt các hóa chất bên trong gel, khiến sơn cứng lại nhanh hơn.
Thiết bị phổ biến trong các tiệm làm móng này thường sử dụng một phổ ánh sáng cực tím cụ thể (340-395 nanomet). Các nghiên cứu trước đây từng xác định rằng quang phổ UV (280-400 nanomet) được sử dụng trong giường tắm nắng UV có thể gây ung thư, nhưng quang phổ được sử dụng trong máy sấy móng tay trước đây chưa được chú ý và nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuy nhiên mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego đã quyết định nghiên cứu các thiết bị này, sau khi đọc báo cáo về trường hợp một thí sinh của cuộc thi sắc đẹp đã được chẩn đoán mắc một dạng ung thư da hiếm gặp.
Sử dụng các kết hợp khác nhau giữa tế bào người và chuột, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần một phiên sử dụng kéo dài 20 phút với máy sấy sơn móng tay bằng tia cực tím đã dẫn đến việc 30% tế bào trong đĩa nuôi cấy bị chết. Ba phiên sử dụng 20 phút liên tiếp khiến 65% đến 70% các tế bào tiếp xúc chết đi. Trong số các tế bào còn lại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về tổn thương ty thể và DNA, bên cạnh các đột biến đã thấy ở bệnh nhân ung thư da.
Về tổng thể, tế bào chết, tổn thương và đột biến DNA đã được quan sát thấy trong cả hai trường hợp, với sự gia tăng của các phân tử loại oxy phản ứng – vốn được biết tới là gây ra tổn thương và đột biến DNA – và rối loạn chức năng ty thể trong tế bào. Phân tích bộ gen cho thấy mức độ đột biến soma cao hơn trong các tế bào được chiếu xạ, một kiểu đột biến phổ biến ở bệnh nhân u ác tính.
“Kết quả thí nghiệm của chúng tôi và bằng chứng trước đó cho thấy rằng bức xạ phát ra từ máy sấy sơn móng tay UV có thể gây ung thư tay và nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da khởi phát sớm”, các nhà nghiên cứu viết trong một báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications.
Họ cũng cảnh báo rằng cần có một nghiên cứu dịch tễ học dài hơn trước khi có thể kết luận một cách thuyết phục rằng việc sử dụng các thiết bị làm khô bằng tia cực tím dẫn đến tăng nguy cơ ung thư da, đồng thời cho biết thêm “có khả năng những nghiên cứu như vậy sẽ mất ít nhất một thập kỷ để hoàn thành và sau đó mới được cung cấp thông tin cho công chúng."
Nghiên cứu mới có thể được xem như một lời khuyên về việc tránh dùng máy sấy UV, nhưng đáng tiếc rằng thực tế lại không đơn giản như vậy. Làm móng bằng gel đã trở thành một tiêu chuẩn trong ngành. Bởi một lý do đơn giản là đối với nhiều người, lớp sơn móng tay thông thường sẽ bắt đầu bong tróc sau một ngày hoặc vài ngày, nên việc làm móng tay kiểu truyền thống thường không xứng đáng với thời gian, tiền bạc hoặc công sức bỏ ra.
Dẫu vậy, dữ liệu trên cùng một số báo cáo trước đây về bệnh ung thư ở những người thường xuyên làm móng gel, đã vẽ nên một bức tranh rõ ràng hơn về một quy trình thẩm mỹ thuần túy mang lại rủi ro hơn những gì mọi người thường nghĩ. Nhưng việc làm móng gel mỗi năm một lần có thực sự đáng lo ngại, hay chỉ những người thực hiện việc này một cách thường xuyên mới nên lo lắng?
Cần những nghiên cứu sâu hơn để xác định nguy cơ ung thư cũng như ảnh hưởng từ tần suất sử dụng. Trên thị trường tồn tại nhiều lựa chọn thay thế cho quy trình thẩm mỹ này, có lẽ một số người tiêu dùng sẽ quyết định thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ.
Mặc dù các sản phẩm tiêu dùng khác cũng sử dụng ánh sáng tia cực tím trong cùng một quang phổ – bao gồm cả công cụ được sử dụng để chữa răng và một số phương pháp điều trị tẩy lông – các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc sử dụng thường xuyên, bên cạnh việc tia cực tím trong máy làm móng chỉ có duy nhất tác dụng làm đẹp, khiến chúng hoàn toàn khác biệt.
Tham khảo Nature Communications, Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời