Phát hiện hóa thạch cho thấy ung thư đã có từ thời tiền sử, bác bỏ nhận định của nghiên cứu 6 năm trước

    Dink,  

    Việc tìm ra bệnh ung thư đã tồn tại trên người cả triệu năm trước đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cổ đại, và thay đổi những định kiến, những khái niệm cho rằng ung thư là bệnh của thời hiện đại.

    Bệnh ung thư đã ngăn cản giống loài Homo sapien phát triển vào đâu đó khoảng 200.000 năm trước. Các nhà khoa học đã biết tới sự hiện diện của ung thư vào thời kì cổ đại, khi họ phát hiện ra căn bệnh quái ác có trong nhiều con khủng long thuộc kỷ Phấn Trắng. Nhưng bí ẩn vẫn bao trùm việc tại sao các tế bào ung thư vẫn tiến hóa song song với gen của con người.

    Mới đây, một nghiên cứu đã phát hiện ra một khối u ác tính 1,7 triệu năm tuổi nằm trong ngón chân của một giống người cổ đại hiện đã tuyệt chủng, đây là ca nhiễm ung thư cổ xưa nhất được phát hiện trên người.

    Việc tìm ra bệnh ung thư đã tồn tại trên người cả triệu năm trước đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cổ đại, và thay đổi những định kiến, những khái niệm cho rằng ung thư là bệnh của thời hiện đại, như những nghiên cứu 6 năm trước đã chỉ ra rằng người cổ đại không hề nhiễm ung thư.

     Mẫu xương của người cổ đại được tìm thấy.

    Mẫu xương của người cổ đại được tìm thấy.

    “Những phát hiện mới này của chúng tôi đã chứng minh rõ ràng rằng người tiền sử cũng đã nhiễm ung thư. Và tệ hơn là ở thời đại này, ta còn bị ảnh hưởng bởi nhiều nguồn bệnh gây ung thư khác nữa, ví dụ như những thứ hóa chất không tồn tại ở thời tiền sử”, đồng tác giả của nghiên cứu ung thư trên người tiền sử, giáo sư Zach Throckmorton tại Đại học Lincoln cho hay.

    Không sai khi nói người hiện đại đã phải chịu đựng căn bệnh ung thư này nhiều hơn tổ tiên của mình, nhưng để chính xác hơn, chúng ta phải hiểu rằng căn bệnh ung thư đã đi theo con người suốt chặng đường tiến hóa. Và gần như rõ ràng rằng, cuộc sống hiện đại ngày nay tăng tỉ lệ bị ung thư lên cao hơn.

    Đội ngũ nghiên cứu quốc tế từ Viện Nghiên cứu Tiến hóa của Đại học Witwatersrand và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Cổ đại Nam Phi đã phát hiện ra mẫu vật thuộc họ người này tại Hang Swartkran, Nam Phi, dù rằng vẫn chưa rõ mẫu vật ấy thuộc giống người cụ thể nào.

     Khối u được phát hiện ra sau khi sử dụng công nghệ tạo hình bao nhiều

    Khối u được phát hiện ra sau khi sử dụng công nghệ tạo hình bao nhiều

    Sử dụng công nghệ tạo hình ảnh ba chiều, các nhà khoa học theo dõi khối u ác tính trong ngón chân của giống loài chưa được biết tới kia, và nhận định rằng tổ tiên loài người này đã bị ung thư xương tạo xương, một loại ung thư rất nguy hiểm. “Bệnh này rất giống với bệnh ung thư xương tạo xương trong con người hiện đại ngày nay”, giáo sư Throckmorton bổ sung.

    Các nhà nhân loại học không chắc chắn rằng bệnh ung thư đã xuất hiện trong dòng giống của con người từ bao giờ và như thế nào.

    Vào khoảng thời gian 300 năm Trước Công nguyên, Hipporates đã gọi bệnh ung thư là karkinos, nghĩa là “cua” trong tiếng La Tinh. Tài liệu mà ông ghi lại về một bệnh nhân ung thư có ghi: “mạch máu lan ra về tứ phía, như chân của loài cua vậy”.

    Trước thời điểm ấy 2.000 năm, người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã ghi lại trường hợp ung thư đầu tiên, những bản ghi chép y học ấy được đặt tên là Bản giấy cói Edwin Smith. Tác giả của nó ghi nhận 8 trường hợp ung thư vú và ghi chú rằng “không có thuốc chữa”. Bằng chứng cổ xưa nhất của ung thư tiền liệt tuyến nằm trong một những phần còn lại của một xác ướp Ai Cập 2.250 tuổi.

    Những khoảng trống trong lịch sử này đã dần lỗi các nhà nghiên cứu, khiến họ cho rằng ung thư là bệnh tật của thời hiện đại, sinh ra bởi lối sống không bảo vệ sức khỏe và nhiều phần ô nhiễm từ chất thải, khói bụi. Một nghiên cứu gây tranh cãi nữa cho rằng bệnh ung thư hoàn toàn là bệnh của thời hiện đại, bởi lẽ không nhiều bằng chứng cho thấy ung thư có trong những bộ xương người tiền sử hay trong các xác ướp Ai Cập.

     Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra xác ướp của một người mắc bệnh béo phì khi còn sống.

    Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra xác ướp của một người mắc bệnh béo phì khi còn sống.

    Những nghiên cứu như vậy dựa trên những bằng chứng rằng bệnh ung thư không thực sự xuất hiện trong lịch sử loài người: những người già mới dễ nhiễm ung thư, và gần như mọi xác ướp được nghiên cứu đều dưới 50 tuổi. Nhiều thành tố khác cũng ảnh hưởng tới con người trong suốt quá trình tồn tại, như tro và khói từ lửa cháy, nấm độc. Những ung thư bẩm sinh như ung thư xương lại rất hiếm xuất hiện trong các hóa thạch được tìm thấy ngày nay.

    May mắn rằng chúng ta đã tìm thấy được bằng chứng ung thư xuất hiện từ thời tiền sử. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn rằng chính căn bệnh ung thư này đã giết chết người cổ đại kia, nhưng chắn chắn khối u tại chân kia đã ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người đó, giống như ung thư xương chân ảnh hưởng tới ngày nay vậy.

    Ung thư xương được coi là một trong những loại ung thư gây đau đớn bậc nhất, đặc biệt là khi ung thư ngay tại chân, nơi bị trọng lượng cơ thể đè nặng lên”, giáo sư Throckmorton nói.

    Những tác giả của nghiên cứu này hi vọng với công nghệ y học hiện đại ngày càng phát triển, họ có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn nữa về những khối u hóa thạch. Từ việc khám phá được cách thức mà ung thư ảnh hưởng đến lịch sử loài người, ta có thể chuẩn bị kĩ càng hơn cho việc điều trị ung thư trong tương lai.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ