(NLĐO) - Một thành viên mới của dòng họ quái thú to lớn nhất hành tinh vừa lộ diện ở Argentina.
- Tại sao gấu trúc khổng lồ biết bơi nhưng nó vẫn có thể bị chết đuối?
- Chào mừng bạn đến với Ichiran, nhà hàng Nhật Bản dành cho người hướng nội!
- Trăm năm sau khi di cư lên Sao Hỏa, liệu con người có 'tiến hóa' thành một loài mới?
- Hơn 900 năm trước, 1,5 triệu người Khitan đã biến mất khỏi thế giới và một lá thư bí ẩn tiết lộ bí ẩn về sự biến mất của họ!
- Loài cáo cổ đại đã từng được thuần hóa và nuôi làm thú cưng cách đây 1.500 năm
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Historical Biology, loài quái thú mới được đặt tên là Titanomachya gimenezi đã lang thang trên hành tinh của chúng ta vào thời điểm 66 triệu năm về trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng.
Sinh vật cổ xưa này này là thành viên của một nhóm thằn lằn hộ pháp (titanosaurus) có tên là Lithostrotia và có chung một số đặc điểm với họ Saltasauridae.
Thằn lằn hộ pháp là nhóm lớn nhất của khủng long sauropod, một nhóm khủng long có thân hình nặng nề với đuôi to và dài, chân to như cột đình và chiếc cổ dài.
Những con thằn lằn hộ pháp lớp nhất có thể dài hàng chục mét, nặng hàng chục tấn.
Quái thú Titanomachya gimenezi vừa lộ diện được xếp loại là một thằn lằn hộ pháp "cỡ nhỏ", nhưng cũng nặng tận 6-10 tấn.
Tờ Sci-News dẫn lời TS Agustín Pérez-Moreno từ Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (CONICET), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các loài thằn lằn hộ pháp vốn rất đa dạng trong khu vực mà hóa thạch loài mới này được tìm thấy.
Nó lộ diện ở miền Nam Patagonia (lưu vực Austral) của Argentina, một nơi thu hút các nhà cổ sinh vật học.
Nhiều loài sauropod, trong đó có một số thằn lằn hộ pháp, đã được khai quật nơi đây.
Thế nhưng loài quái thú mới đem đến nhiều điều đặc biệt thú vị. Đầu tiên là kích thước của nó. Dù các đặc tính di truyền cho thấy nó là một thằn lằn hộ pháp nhưng kích thước 6-10 tấn là nhỏ hiếm thấy đối với nhóm khủng long này.
Ngoài ra, loài mới là sinh vật trung gian giữa hai dòng dõi Colossosauria và Saltasauroidea của thằn lằn hộ pháp, biến nó thành một "đứa con lai" kỳ dị.
"Nhìn chung, Titanomachya gimenezi nổi bật như một mẫu vật hấp dẫn với những đặc điểm đặc biệt và chiếm một vị trí quan trọng trong bối cảnh tiến hóa của loài khủng long sauropod ở Patagonia uối kỷ Phấn Trắng" - các tác giả cho biết.
Rất tiếc cũng như mọi loài khủng long khác, gia đình sauropod đang phát triển đến thời hoàng kim này đã bị tuyệt chủng đột ngột bởi thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub không lâu sau đó, chấm dứt "thời đại khủng" của địa cầu, vốn tồn tại xuyên suốt các kỷ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4