Phát hiện mới: Tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra?

    Đức Khương, Phụ nữ Việt Nam 

    Hầu hết các loài mangut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Và điều khiến giới khoa học cảm thấy khó hiểu nhất chính là chúng không thể nhận ra được đâu là con của mình và đâu là con của những cá thể khác trong đàn.

    Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, những con cầy mangut mẹ không thể nhận ra đâu là con của chúng và đâu là con của những cá thể khác trong đàn, vì vậy tất cả những con non trong đàn sẽ được chăm sóc và hưởng một lượng thức ăn như nhau. Điều này vô tình tạo ra một xã hội công bằng hơn trong đàn cầy mangut.

    Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Exeter và Roehampton đã phát hiện ra rằng bởi vì những con cầy mangut mẹ trong một đàn đều sinh con trong cùng một đêm, điều này đã khiến cho chúng không thể phân biệt được con non nào thuộc về mẹ nào, Psych News Daily đưa tin.

    Nhóm nghiên cứu đã thường xuyên cung cấp thêm thức ăn cho một nửa số con cái đang mang thai trong một nhóm cầy mangut, cố tình tạo ra sự bất bình đẳng gia tăng về cân nặng khi sinh của những con non của chúng.

    Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng biết được tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra - Ảnh 1.

    Cầy mangut sở hữu chiều dài cơ thể chỉ vỏn vẹn từ 30cm đến 100cm tùy con. Cân nặng cơ thể trong phạm vi từ 1 đến 14 kg.

    Tuy nhiên, sau khi sinh con, những con mẹ nhận được nhiều thức ăn hơn đã nhanh chóng khắc phục sự bất bình đẳng này bằng cách phân phối lại thức ăn cho bất kỳ con nào đói. Chúng chăm sóc nhiều hơn cho những con non nhỏ hơn được sinh ra từ những con cái thiếu ăn, vì vậy sự khác biệt về kích thước của những con non cũng nhanh chóng biến mất.

    Đồng tác giả Harry Marshall của Đại học Roehampton cho biết: “Trong thế giới tự nhiên,hầu hết các loài đều ưu tiên con cái của chúng đẻ ra. Nhưng cầy mangut thì khác. Trong xã hội của loài động vật này, sự phát triển của đồng bộ sinh - theo đó tất cả con cái mang thai đều sinh con trong cùng một đêm, có lẽ để bảo vệ chuột con khỏi kẻ săn mồi - đã dẫn đến ‘tình huống bất thường’ là tất cả những con cái đều không biết con nào là con của mình và do đó không thể chọn đối tượng ưu tiên”.

    “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng sự thiếu hiểu biết này dẫn đến sự phân bổ nguồn lực công bằng hơn – thực tế là một xã hội công bằng hơn”, Marshall nói.

    Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng biết được tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra - Ảnh 2.

    Màu lông của cầy mangut khá giống mèo nhà, khi phân dạng màu lông của chúng trọng tâm là những màu sẫm như: nâu, xám, ở một số loài như cầy mangut vàng thì cơ thể chúng hầu hết đuọc bao phủ một lớp lông vàng đồng rất đặc trưng. Hầu hết các loài đều có sọc, đốm hoặc các dải trên cơ thể. Hầu hết các loài magut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Đôi mắt của chúng có phạm vi kích thước trung bình và thường được phủ một đốm đen bao quanh mắt.

    Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng biết được tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra - Ảnh 3.

    Vũ khí chiến đấu của loài mangut này là những bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với bộ hàm chắc khỏe, cùng với sự nhanh trí và nhạy bén, khiến bất kể đối thủ nào cũng phải dè chừng, từng được mệnh danh là anh em sinh chiến với loài lửng mật, khi cơ chế về cách săn mồi cũng như sự bất cần đời khiến hai loài này vô cùng giống nhau.

    Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng biết được tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra - Ảnh 4.

    Cầy mangut sở hữu cơ chế kháng độc khá giống với loài lửng mật, do đó chúng thường xuyên đi săn những loài rắn độc của châu Phi. Bên cạnh cơ thể tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc thì chiêu thức tiếp cận và hạ sát con mồi của chúng cũng vô cùng khôn khéo và tinh tế. Nhờ vào bộ hàm răng sắc nhọn và khả năng "thôi miên" từ đôi mắt, con mồi của chúng sẽ bị bất động trong một thời gian ngắn, lúc này chúng sẽ nhanh chóng tung cú vồ vào giữa thân rắn rồi biến chúng thành một bữa ăn ngon lành.

    Cuối cùng thì các nhà khoa học cũng biết được tại sao cầy mangut mẹ không thể nhận ra con của chính mình đẻ ra - Ảnh 5.

    Nếu loài lửng mật từng bất tỉnh khi bị rắn độc cắn, thì cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn thì sức khỏe có thể hồi phục tốt và trở lại bình thường một cách nhanh chóng. Cơ chế hoạt động của loài cầy này không cố định, vì thời gian đi săn của chúng có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm. Chúng khá siêng năng trong việc tìm kiếm thức ăn và thời gian đi săn mạnh nhất là vào lúc hoàng hôn đến nữa đêm.

    Cầy mangut là một loài động vật có vú ăn thịt nhỏ trên cạn thuộc họ Herpestidae. Họ này hiện được chia thành hai phân họ, Herpestinae và Mungotinae.

    Herpestinae bao gồm 23 loài bản địa Nam Âu, châu Phi và châu Á, trong khi Mungotinae bao gồm 11 loài bản địa châu Phi.

    Khi sợ hãi, loài động vật này sẽ gầm gừ và tiết ra mùi từ tuyến hậu môn của mình. Nó cũng có thể hét lên khi cảm thấy không thoải mái, nhưng có một số phân loài thường thể hiện tâm trạng thông qua chuyển động của đuôi gần như tương tự với loài chó.

    Nguồn: Animalia; Unbelievable,; ZME

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ