Phát hiện ra loài ong bắp cày đáng sợ: "xác sống hóa" hoàn toàn một con nhện và biến nó thành thức ăn cho ấu trùng
Ẩn sâu trong rừng rậm Ecuador, người ta phát hiện ra một loài ong bắp cày đáng kinh sợ.
Rừng rậm đáng sợ, những sinh vật sống trong rừng rậm cũng đáng sợ. Để tôi nêu ví dụ mới nhất nhé: các nhà khoa học vừa tìm ra một loài ong bắp cày kí sinh cực kì đáng kinh sợ.
Con ong bắp cày, vốn là thiên địch đáng sợ nhất của của loài nhện, có thể cướp não của con nhện, ép nó rời tổ và giao phó trách nhiệm bảo vệ và nuôi dưỡng ấu trùng của con ong. Mọi chuyện xong xuôi, con nhện sẽ nằm im tại đó và kiên nhẫn chờ ngày bị ăn thịt. Toàn bộ quá trình đáng sợ trên được đăng tải trong nghiên cứu mới, vừa xuất hiện trên Ecological Entomology.
Sau khi quan sát vòng đời kí sinh giữa con công trùng thuộc chi Zatypota của loài ong bắp cày và loài nhện Anelosimus eximius sống tại Ecuador, các nhà nghiên cứu chuyên ngành động vật học tại Đại học Anh - Columbia (UBC) đã soạn thảo nên nghiên cứu. Ong thuộc chi Zatypota đã từng thay đổi được hành vi của những con nhện sống độc lập, nay là lần đầu tiên nó thành công trên những nhóm nhện sống có tổ chức.
Nghiên cứu viết rằng: Sau khi ong đẻ trứng ngay trên vùng bụng con nhện, ấu trùng nở ra, bám ngay lấy vật chủ. Con ấu trùng ngày càng lớn nhờ ăn hemolymph (chất lỏng trong hệ tuần hoàn của động vật chân đốt, tương tự như máu trong cơ thể động vật có xương sống) của con nhện. Càng lớn, nó càng khỏe.
Qua một quá trình thay đổi dài, con ấu trùng sẽ có thể điều khiển được hành vi con nhện. Nghiên cứu viết rằng con nhện đã bị "xác sống hóa", con nhện sẽ rời đàn, nhả ra một cái kén cho cả nó và con ấu trùng nằm và sẽ nằm chờ ở đó, làm thức ăn dự trữ cho con ong đang lớn.
Khoảng 9 cho tới 11 ngày sau, con ấu trùng sẽ rời kén, dưới dạng một con ong trưởng thành. Sẵn sàng bay đi thực hiện lại bước một của vòng đời.
"Một khi con ấu trùng trưởng thành hoàn toàn, nó sẽ đi tìm bạn tình", đồng tác giả nghiên cứu, Samantha Straus nói. "Và vòng đời tiếp diễn".
Với các nhà khoa học, cách thức sống kí sinh này không mới trong môi trường tự nhiên. Có nhiều sinh vật đẻ trứng trên cơ thể công trùng, rồi chính cơ thể ấy sẽ thành hộ vệ/nguồn thức ăn cho con ấu trùng. Thế nhưng con ong bắp cày mới được phát hiện còn "tỏa sáng" ngay trong nhóm các động vật kí sinh đáng sợ trên.
"Việc thay đổi hành động con nhện vô cùng cực đoan", giáo sư Straus nói. "Con ấu trùng hoàn toàn nắm quyền kiểm soát hành vi con nhện, bắt nó phải làm những thứ nó chưa từng làm, như rời tổ hoặc tạo ra hình dạng kén nó chưa từng làm trong đời. Hành vi kí sinh này rất nguy hại tới loài nhện nhỏ".
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng con ong tạo ra hành vi con nhện bằng cách tiêm vào người nhện một loại hormone đặc biệt. Hơn nữa, những con ong tấn công nhện sống theo đàn là bởi nguồn thức ăn của loài nhện này dồi dào hơn, có cuộc sống ổn định hơn mấy con nhện giăng tơ cành cây.
Giáo sư Straus nói rằng cô sẽ sớm trở lại Ecuador, nghiên cứu kĩ xem con ong có quay lại chính đàn nhện đã nuôi nó, nó thành đàn nuôi sống cả dòng họ mình hay không. Điều đó sẽ cho phép ta hiểu thêm về cuộc sống loài vật đáng sợ này.
Tham khảo Motherboard
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming