Phát hiện “Siêu trái đất” nóng rực một cách bí ẩn

    Mers,  

    Có thể nói hành tinh này nóng “hơn cả địa ngục”, độ nóng của nó là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

    Vào ngày 30 tháng 3 vừa qua, các nhà thiên văn học đã xác định được nhiệt độ của một trong những hành tinh được liệt vào danh sách “siêu trái đất”, các hành tinh này có kích thước lớn hơn trái đất và nhỏ hơn sao Hải Vương (sao Hải Vương to bằng khoảng 17 lần trái đất).

    Bí ẩn đầu tiên về hành tinh: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa “mặt sáng” và “mặt tối

    Khi quan sát hành tinh “55 Cancri” cách xa chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng này, các nhà thiên văn học đã xác định nhiệt độ của hành tinh này vào ban ngày lên đến 2.427 độ C. Một điều cần lưu ý ở đây là phần diện tích đón nắng của hành tinh này là "cố định", nghĩa là không có sự luân chuyển ngày đêm ở đây. Nguyên nhân của việc này là do tốc độ xoay của chính hành tinh và quỹ đạo của nó khi bay xung quanh mặt trời của mình tương đồng với nhau.

    Nhưng dù vậy nếu một tầng khí quyển tồn tại trên hành tinh này, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai phân vùng sẽ không quá chênh lệch. Vì vậy các nhà khoa học đã bất ngờ khi phát hiện nhiệt độ của phần tối của hành tinh thấp hơn rất nhiều so với phần còn lại. Nhiệt độ ở vùng này chỉ cao đến 1.107 độ C, ít hơn một nửa so với nhiệt độ của “mặt sáng” nhưng vẫn còn nóng hơn hầu hết các dòng dung nham trên trái đất.

    Điều khó hiểu ở đây là một báo cáo vào tháng 2 năm nay về hành tinh 55 Cancri đã đưa ra một kết luận hết sức mâu thuẫn với giả thiết này, khi mà nghiên cứu cho rằng một tầng khí quyển bao quanh hành tinh có chứa một lượng khí hê-li và hi-đrô lớn.

    Nếu cả hai kết quả nghiên cứu này đều xác thực, một nguyên nhân bí ẩn thứ ba nào đó có lẽ đã gây ra hiện tượng kỳ lạ trên hành tinh “siêu trái đất” này.

    Chính nhiệt độ của hành tinh này cũng là một dấu hỏi lớn trong giới vũ trụ học hiện này

    Dù gần hơn mặt trời trung tâm của mình đến 70 lần so với trái đất, bề mặt 55 Cancri có nhiệt độ vượt quá sự ước đoán của các nhà khoa học. Theo tác giả nghiên cứu, nhà vật lý thiên văn học Brice-Olivier Demory: “Chúng tôi biết nhiệt độ từ ngôi sao không thể đủ để gây ra nhiệt độ cao đến vậy trên những phân vùng nóng nhất của hành tinh”. Theo ông, dung nham trên hành tinh đã đóng một vai trò nào đó trong việc này, dù vậy họ vẫn chưa có ý niệm gì về nguồn gốc của lượng nhiệt năng ấy.

    Giới khoa học sẽ có câu trả lời của mình vào một ngày không xa

    Phát hiện này đã gây chú ý trong cộng đồng thiên văn học thế giới vì là một trong những thông tin quan sát đầu tiên về các siêu hành tinh. Thông thường các nhà thiên văn học gặp khó khăn trong việc quan sát các hành tinh này vì lớp mây mù dày đặc ngăn cản mọi nỗ lực quan sát qua ống kính.

    May mắn cho các nhà khoa học, bí ẩn này sẽ không gây đau đầu cho các nhà khoa học trong thời gian quá dài khi mà Tàu Kính Thiên văn Vũ trụ James Webb của NASA sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng 10 năm 2018. Với những công nghệ hiện đại nhất bây giờ tàu kính thiên văn mới này sẽ có khả năng quan sát các hành tinh cách xa chúng ta hiệu quả hơn rất nhiều.

    Tham khảo TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ