Phát hiện về cử động mắt mà chúng ta thực hiện hàng ngày nhưng chưa bao giờ biết tới nó

    Kushman,  

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra một cử động mắt mới mà chúng ta làm hàng ngày mà không để ý.

    Các nhà khoa học đã phát hiện một cử động mắt đặc biệt mà chúng ta làm hàng ngày mà không hề để ý. Cử động mắt này bị ẩn đi bởi sự chớp mắt thường xuyên, có tác dụng giúp ổn định hình ảnh tiếp nhận được bằng cách ‘reset’ mắt sau khi mắt di chuyển để nhìn một vật thể. “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện cử động mắt này và đây là điều chúng tôi không ngờ tới khi thực hiện thí nghiệm,” theo một thành viên nhóm nghiên cứu Mohammad Khazali từ đại học Tubingen, Đức.

    “Chúng tôi mong đợi tìm ra một cử động mắt đã biết tới, được đồng bộ với sự chớp mắt.” Khazali và nhóm thực tế không hi vọng tìm ra cử động mới. Thay vào đó, họ kiểm tra xem liệu một cử động vô thức gọi là ‘torsional optokinetic nystagmus’ (tOKN) có xảy ra khi chúng ta chợp mắt. tOKN xảy ra khi một người đăng nhìn thẳng vào một vật thể đang xoay, khiến cho mắt thay đổi hướng nhìn nhanh chóng để nhìn rõ chuyển động.

     Cử động mắt này bị ẩn đi bởi sự chớp mắt thường xuyên, có tác dụng giúp ổn định hình ảnh tiếp nhận được bằng cách ‘reset’ mắt sau khi mắt di chuyển để nhìn một vật thể

    Cử động mắt này bị ẩn đi bởi sự chớp mắt thường xuyên, có tác dụng giúp ổn định hình ảnh tiếp nhận được bằng cách ‘reset’ mắt sau khi mắt di chuyển để nhìn một vật thể

    Tưởng tượng bạn đang nhìn vào một quả cầu xoay quanh trục đứng. Khi nó chuyển động, mắt bạn sẽ nhìn theo một điểm trên quả cầu, rồi đảo rất nhanh sang vị trí đối xứng để theo dõi điểm đó – đây là tOKN. Để kiểm tra liệu cử động mắt này có xảy ra khi ta chớp mắt, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 11 đối tượng và gắn các điện cực nhỏ tới giác mạc và theo dõi cách cầu mắt chuyển động khi họ nhìn vào một tập các chấm tròn.

    Các nhà khoa học cho rằng tOKN sẽ định kì làm mới lại chuyển động mắt đưa mắt về vị trí cũ để tránh căng cơ mắt. Nhưng thay vào đó, họ phát hiện rằng các chu kì làm mới khi chớp mặt không hề nhất quán và lệch 3-8 độ tùy vào tình nguyện viên.

     Các nhà khoa học cho rằng tOKN sẽ định kì làm mới lại chuyển động mắt đưa mắt về vị trí cũ để tránh căng cơ mắt. Nhưng thay vào đó, họ phát hiện rằng các chu kì làm mới khi chớp mặt không hề nhất quán và lệch 3-8 độ tùy vào tình nguyện viên.

    Các nhà khoa học cho rằng tOKN sẽ định kì làm mới lại chuyển động mắt đưa mắt về vị trí cũ để tránh căng cơ mắt. Nhưng thay vào đó, họ phát hiện rằng các chu kì làm mới khi chớp mặt không hề nhất quán và lệch 3-8 độ tùy vào tình nguyện viên.

    Một bằng chứng khác là họ đang quan sát một điểm khác với trong tOKN đó là ngay cả với cử động làm mới theo chu kì này, mắt các tình nguyện viên tiếp tục xoay cho đến khi cơ mắt căng tối đa. Lúc này, trong khi mắt chớp, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy mắt hoàn toàn trở về vị trí nghỉ. Cử động mắt này giúp mắt ổn định lại, giống như một máy quay phim khi nó cân bằng hình ảnh.

    “Mắt nhìn rõ nhất nhờ sự hỗ trợ bởi một điểm lõm trên màng nhạy sáng tại võng mạc có tên gọi fovea và điểm lõm này cần được cân bằng để đảm bảo hình ảnh vật thể đang được quan sát chi tiết nhất và hiệu quả nhất.” theo Khazali.

    Họ gọi cử động mắt mới này là BARM (blink-associated resetting movement). Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng nó xảy ra ngay cả khi bạn không nhìn vào một vật đang xoay, không giống như tOKN. Cử động này có vẻ giúp giảm mỏi mắt và cho phép chúng ta quan sát vật thể một cách chính xác và ổn định hơn.

     Họ gọi cử động mắt mới này là BARM (blink-associated resetting movement). Cử động này có vẻ giúp giảm mỏi mắt và cho phép chúng ta quan sát vật thể một cách chính xác và ổn định hơn.

    Họ gọi cử động mắt mới này là BARM (blink-associated resetting movement). Cử động này có vẻ giúp giảm mỏi mắt và cho phép chúng ta quan sát vật thể một cách chính xác và ổn định hơn.

    Các phát hiện cũng chỉ ra sự quan trọng của việc chớp mắt. Nhóm báo cáo rằng chúng ta dành khoảng một phần mười thời gian thức cho việc chớp mắt mà không hề để ý tới nó (ngoại trừ lúc này vì bạn đang đọc về nó). Ngoài việc giúp cho mắt tránh bị khô, các nhà khoa học cũng cho rằng nó có thể giúp não nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian ngắn. Chớp mắt thật tuyệt!

    Điều này cho thấy chúng ta vẫn chưa hiểu hết về cơ thể mình, và hy vọng rằng, với sự phát triển công nghệ, chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều bí ẩn về cơ thể mình hơn nữa. “Việc phát hiện một hiện tượng mới nhưng xảy ra thường xuyên tại một bộ phận cơ thể tưởng như đã được nghiên cứu kĩ lưỡng khiến chúng tôi thực sự rất ngạc nhiên. Cảm ơn các tình nguyện viên đã tham gia nghiên cứu.” Khazali nói.

    Nghiên cứu này đã được đăng trong tạp chí eLife.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ