Phát hiện vết nứt mới trên mô-đun trạm vũ trụ của Nga, nhưng lần này không có phi hành gia Mỹ nào để đổ lỗi
Các nhà du hành vũ trụ đã phát hiện ra các vết nứt trên một mô-đun trạm vũ trụ của Nga, và chúng có nguy cơ lan rộng.
Các nhà du hành vũ trụ Nga đã phát hiện ra các vết nứt trong một mô-đun ở phía cạnh bên của Trạm Vũ trụ Quốc tế.
"Các vết nứt bên ngoài đã được tìm thấy ở một số vị trí trên mô-đun Zarya", Vladimir Solovyov, giám đốc điều hành mảng ISS của Nga, chia sẻ với hãng thông tấn nhà nước RIA hôm thứ Hai. "Điều này thật tệ và cho thấy rằng các vết nứt sẽ bắt đầu lan rộng theo thời gian."
Không rõ mức độ lan rộng của các vết nứt mới hoặc điều gì có thể đã gây ra chúng. Ông Solovyov cũng không cho biết liệu các vết nứt có gây rò rỉ không khí hay không, Reuters đưa tin.
Một tàu vũ trụ Soyuz tiếp cận một cổng neo đậu trên mô-đun Zarya của trạm vũ trụ, ngày 22 tháng 12 năm 2009.
Mô-đun Zarya dài 12,5 mét là mảnh đầu tiên của trạm vũ trụ (ISS). Nó được phóng lên quỹ đạo vào năm 1998 và chủ yếu được sử dụng để chứa hàng và hệ thống đẩy.
Đây là sự cố mới nhất trong một loạt các vấn đề với các mô-đun của Nga, vì phía trạm vũ trụ của Nga sở hữu một số thành phần lâu đời nhất của nó. Năm ngoái, một nhà vệ sinh tại khu vực này đã bị hỏng, nhiệt độ tăng một cách bí ẩn và hệ thống cung cấp oxy cũng gặp vấn đề.
Trước đó, truyền thông Nga đưa tin ông Solovyov đã nói với Viện Hàn lâm Khoa học Nga rằng: "Đã có một số yếu tố đã bị hư hỏng nghiêm trọng và không còn hoạt động. Nhiều bộ phận trong số đó không thể thay thế được. Sau năm 2025, chúng tôi dự đoán một sự cố giống như tuyết lở sẽ xảy ra với nhiều phần tử trên ISS."
Vào tháng 9/2019, một mô-đun trạm không gian khác, Zvezda, cung cấp nơi ở cho các phi hành gia, đã bắt đầu rò rỉ không khí. Sự cố rò rỉ không lớn và không gây nguy hiểm cho nhân viên của trạm, vì vậy các nhà quản lý ISS đã để yên cho đến khi họ nhận thấy tỷ lệ rò rỉ ngày càng tăng. Khi các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trên trạm cuối cùng phát hiện ra nguồn gốc vấn đề vào tháng 9/2020, bằng cách để những lá trà trôi nổi trong không khí và sau đó đi theo tuyến đường di chuyển của chúng. Sau khi tìm thấy lỗ hổng, họ vá lại bằng băng keo Kapton.
Trước đó vào năm 2018, một lỗ khoan bí ẩn đã được phát hiện trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga sau khi nó cập bến ISS. Các phi hành gia đã đổ đầy epoxy vào lỗ thủng trước khi nó có thể làm giảm áp suất của trạm.
Địa điểm khoanh tròn là khu vực xuất hiện lỗ rò rỉ của tàu vũ trụ Soyuz MS-09, vừa bị báo Nga đổ lỗi là do phi hành gia Mỹ cố tình khoan thủng.
Nhưng đầu tháng này, một quan chức Nga giấu tên đã đổ lỗi cho phi hành gia Serena Auñón-Chancellor của NASA về những lỗ hổng này, tuyên bố rằng cô đã khoan chúng trong một nỗ lực để có thể nhân được một chuyến về nhà sớm. Ban lãnh đạo NASA đã kiên quyết phủ nhận các cáo buộc.
Ngay cả mô-đun mới nhất của Nga - một tàu vũ trụ có tên Nauka, được phóng lên ISS vào tháng Bảy vừa qua - cũng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Ngay sau khi cập bến, Nauka bắt đầu bất ngờ khai hỏa các động cơ đẩy của nó. Điều này khiến toàn bộ ISS quay xung quanh 540 độ và lật ngược, trước khi các nhân viên điều khiển giành lại quyền kiểm soát một giờ sau đó.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
Chính phủ Việt Nam và Nvidia ký kết mở Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và CEO Nvidia Jensen Huang.
Mở hộp MacBook Pro 16 inch M4 Pro chính hãng tại Việt Nam trị giá hơn 100 triệu đồng: Nhanh, mạnh, màn hình Nano-texture dùng rất thích