Phát minh ra tơ nhện có hoạt tính kháng sinh hỗ trợ làm lành vết thương

    Lê Tuấn Anh,  

    Tơ nhện có độ bền lớn hơn thép và các nhà khoa học đã phát triển tơ nhện thành một loại vật liệu đa năng hơn nữa.

    Sau 5 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đã tìm ra phương pháp tạo ra tơ nhện nhân tạo có hoạt tính kháng sinh, có thể giúp cung cấp thuốc và làm lành vết thương hở với nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn. Vật liệu mới này gồm sợi tơ được tổng hợp từ vi khuẩn E. coli kết hợp với các chất khác nhau, trở thành dạng băng gạc tốt hơn so với loại thông thường.

    Kỹ thuật này cho phép tạo ra các cấu trúc tơ sinh học, có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. “Chúng sẽ trở nên đặc biệt hữu dụng trong các lĩnh vực về kỹ thuật mô và y sinh học” Neil Thomas từ Đại học Nottingham cho biết.

    Tơ nhện là một dạng vật liệu đầy thú vị
    Tơ nhện là một dạng vật liệu đầy thú vị

    Thoạt nghe có vẻ lạ nhưng tơ nhện thực sự là một vật liệu đáng ngạc nhiên trong sơ cứu. Chúng có tính tương thích sinh học, có khả năng tự phân hủy sinh học, với bản chất là protein và không gây ra phản ứng miễn dịch, viêm hoặc dị ứng.

    Nhóm nghiên cứu nói rằng việc sử dụng tơ nhện băng vết thương bắt đầu từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, họ đã sử dụng vật liệu này để che phủ vết thương với mục đích cầm máu. Trong quá trình này, những người lính sử dụng hỗn hợp mật ong và dấm như một chất khử trùng để giữ vết thương sạch sẽ, sau đó che vết thương bằng tơ nhện.

    Nhóm nghiên cứu tiếp tục với ý tưởng này và hiện đại hóa nó bằng công nghệ mới. Thay vì sử dụng tơ nhện thực sự, họ tạo ra các sợi tơ từ vi khuẩn E. coli trong phòng thí nghiệm. Khi đã thực hiện được điều trên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng họ có thể “trang trí” những sợi tơ này bằng cách bao phủ nó với levofloxacin, chất kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm trùng.

    Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Advanced Materials. Nhà nghiên cứu Sara Goodacre chia sẻ: “Có khả năng nghiên cứu này chỉ là sự khởi đầu của một nhóm ngành nghiên cứu thú vị sử dụng vật liệu tơ nhện mới”.

    Theo Science Alert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ