Luật an ninh mạng của Nhật Bản khá nghiêm ngặt và có khung xử phạt tương đối nặng. Ở hầu hết các quốc gia, sử dụng mã độc để gây ra thiệt hại mới bị truy tố. Nhưng tại Nhật Bản, việc sở hữu virus mà không có lý do chính đáng đã bị xử lý hình sự từ năm 2011.
Một cháu gái 13 tuổi ở Kariya, Nhật Bản - đã bị cảnh sát điều tra và xử phạt vì tung đường link chơi khăm lên internet. Cụ thể, hễ click vào là cửa sổ pop-up sẽ hiện ra và nó được thiết kế để không thể tắt được.
Theo đài NHK Nhật Bản, rất có thể cô học sinh trung học này đã được hướng dẫn để phát tán chương trình độc hại, khiến trình duyệt của người dùng internet bị cuốn vào vòng lặp vô hạn.
Vì sự an toàn của các bạn nên đường link sẽ không được chia sẻ đâu
Nó đơn giản là pop-up với biểu tượng Kaomoji dễ thương và phổ biến ở Nhật. Khi hiện ra, nó sẽ nói luôn là bạn cố gắng thế nào cũng không tắt được đâu.
Trong trường hợp bạn thường xuyên cập nhật hoặc để trình duyệt cập nhật tự động, không khó để tắt pop-up khó chịu nói trên. Còn với trình duyệt phiên bản cũ, có lẽ là vô vọng.
Đài NHK cho hay, trước khi lùng ra thủ phạm, cảnh sát đã ập vào một ngôi nhà và bắt giữ 2 người đàn ông đã gián tiếp chia sẻ đường link pop-up kia lên internet. Tuy nhiên, họ chỉ đơn giản 'copy - paste' chứ không tạo ra nó.
Gizmodo đã biên dịch lời của thủ phạm sau khi bị cảnh sát túm cổ:
"Trong quá khứ, cháu đã gặp rắc rối khi click vào nó và cháu cho rằng nếu người khác cũng như thế ắt sẽ vui lắm."
Luật an ninh mạng của Nhật Bản khá nghiêm ngặt và có khung xử phạt tương đối nặng. Ở hầu hết các quốc gia, sử dụng mã độc để gây ra thiệt hại mới bị truy tố. Nhưng tại Nhật Bản, việc sở hữu virus mà không có lý do chính đáng đã bị xử lý hình sự từ năm 2011.
Hiện tại, sở cảnh sát Kariya vẫn chưa đưa ra hình phạt chính thức dành cho thủ phạm 13 tuổi.
Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời