Phẫu thuật Galaxy S7: khó sửa chữa, dùng nhiều keo, thay mặt kính hay cổng USB là xác định hỏng màn hình

    Yến Thanh,  

    Theo iFixit, thang điểm dành cho Samsung Galaxy S7 chỉ là 3/10.

    Theo thông lệ, cứ mỗi khi một chiếc điện thoại siêu phẩm được ra đời, nhóm iFixit sẽ tiến hành rã máy để đánh giá khả năng thay thế, sửa chữa của smartphone đó. Và không để người dùng phải đợi lâu, iFixit đã tiến hàng tháo bung chiếc Galaxy S7 của Samsung. Nhóm này đánh giá, Galaxy S7 chỉ đạt thang điểm 3/10.

    Nói cách khác, chiếc Galaxy S7 năm nay rất khó sửa chữa, cũng như thay thế các linh kiện bên trong. Một phần, ý đồ của Samsung là không muốn người dùng can thiệp quá nhiều vào phần cứng của máy. Phần khác, do Galaxy S7 có thể chống nước, nên Samsung buộc lòng phải bao bọc máy một cách cẩn thận hơn.

    Điều thú vị là thang điểm mà iFixit đánh giá về khả năng sửa chữa của Galaxy S7 cũng tương tự như chiếc Galaxy S6 edge trong năm ngoái. Ngoài ra, để đảm bảo độ mỏng trên chiếc siêu phẩm năm nay, nhà sản xuất Hàn Quốc cũng sử dụng rất nhiều keo dính để cố định linh kiện, thay vì ốc vít thông thường.

    Phẫu thuật Galaxy S7: khó sửa chữa, dùng nhiều keo, thay mặt kính hay cổng USB là xác định hỏng màn hình

    Để quan sát rõ hơn những kỹ thuật mà Samsung đưa vào phần cứng của chiếc Galaxy S7, chúng ta hãy cùng theo dõi những hình ảnh được iFixit ghi lại sau đây.


    Đầu tiên, cần chuẩn bị một chiếc Galaxy S7 và một số dụng cụ chuyên dụng. Lưu ý, đây là chiếc Galaxy S7 phiên bản nhà mạng Mỹ là Verizon.


    Đánh giá sơ bộ, Galaxy S7 đã áp dụng ngôn ngữ thiết kế mới ở mặt lưng, cong về phía 2 bên thân máy thay vì là mặt phẳng như Galaxy S6. Mặt lưng cong này khiến việc tháo rời Galaxy S7 khó khăn hơn.

     So sánh mặt lưng Galaxy S7 và Galaxy S6 tiền nhiệm.

    So sánh mặt lưng Galaxy S7 và Galaxy S6 tiền nhiệm.


    Đầu tiên, chúng ta cần chườm nóng mặt lưng, với mục đích làm chảy lớp keo gắn liền máy. Sau đó, dùng tới một chiếc hút chân không để gỡ phần nắp lưng kính này ra. Đồng thời dùng nạy để bung phần mặt lưng. Bước này có vẻ không mấy khó khăn.

     Tháo rời nắp lưng của Galaxy S7.

    Tháo rời nắp lưng của Galaxy S7.


    Tới đây, chúng ta thấy rõ được lớp keo được gắn chi chít ở mặt lưng của Galaxy S7. Theo iFixit, năm nay Galaxy S7 đã được Samsung đưa lên một loại keo mới màu đen, nhưng chưa rõ công dụng.

    Có thể, nhà sản xuất chỉ đơn thuần là muốn đổi gió với keo màu đen thay màu trắng như trên Galaxy S6. Và cũng có thể là keo màu đen này giúp chống nước tốt hơn.

     Lớp keo màu đen ở phần nắp lưng.

    Lớp keo màu đen ở phần nắp lưng.


    Tới đây, iFixit vẫn chưa thể tiếp cận được linh kiện bên trong máy. Bắt đầu xuất hiện các tấm nhựa giúp che chắn bo mạch chính. Tiếp tục tháo bỏ các lớp nhựa này. Một lần nữa, Samsung lại chứng tỏ, hãng này bảo vệ chiếc Galaxy S7 tốt tới nhường nào.

     Tháo bỏ ốc vít, và lớp nhựa màu đen che chắn linh kiện bên trong.

    Tháo bỏ ốc vít, và lớp nhựa màu đen che chắn linh kiện bên trong.


    Sau khi tháo rời được các tấm nhựa che chắn, đây là linh kiện đầu tiên thu được: loa ngoài của Galaxy S7. Cụm loa này nằm ở vị trí cạnh dưới của máy. Ngay gần đó có vẻ là viên pin.

     Sau khi đã tháo rời được lớp nhựa màu đen ở mặt lưng Galaxy S7.

    Sau khi đã tháo rời được lớp nhựa màu đen ở mặt lưng Galaxy S7.


    Đây là toàn bộ phần khung nhựa được tháo ra. Trên cùng là phần ăng-ten, còn bên dưới là loa ngoài như đã đề cập.

     Toàn bộ 3 miếng nhựa bảo vệ được tháo rời.

    Toàn bộ 3 miếng nhựa bảo vệ được tháo rời.


    Tới đây, iFixit gỡ viên pin của Galaxy S7. Theo quan sát, viên pin này cũng được gắn chặt với máy bằng một lớp keo màu trắng. Samsung nói rằng, viên pin này có dung lượng 3.000 mAh, nghĩa là lớn hơn so với Galaxy S6 trong năm ngoái.

     Gỡ viên pin trên Galaxy S7.

    Gỡ viên pin trên Galaxy S7.


    Tiếp theo gỡ phần camera trước. Cụm camera nhỏ xíu này sử dụng cảm biến 5 MP, khẩu độ f/1.7 giúp máy chụp selfie thiếu sáng tốt hơn.

     Camera trước của Galaxy S7.

    Camera trước của Galaxy S7.


    Còn đây là bo mạch chính của Galaxy S7. Bo mạch này sẽ được xử lý sau.

     Bo mạch chính của Galaxy S7.

    Bo mạch chính của Galaxy S7.


    Còn đây là camera chính ở mặt sau của Galaxy S7. Camera này sử dụng cảm biến 12 MP, giảm số chấm so với Galaxy S6. Nhưng bù lại, máy có khẩu độ f/1.7 lớn hơn, tích hợp công nghệ Dual Pixel, kích thước của mỗi pixel lên tới 1,4 µm, giúp giảm nhiễu, đồng thời tăng chất lượng ảnh chụp tổng thể.

     Đây là cụm camera chính trên Galaxy S7.

    Đây là cụm camera chính trên Galaxy S7.


    Đây là bo mạch chính của máy. Bo mạch này được bố trí gọn gàng và hợp lý.

     Bo mạch chính của Galaxy S7.

    Bo mạch chính của Galaxy S7.

    Dưới đây sẽ là 3 linh kiện đáng quan tâm nhất:

    - Màu đỏ: RAM LPDDR4 SK Hynix 4 GB. Nằm ngay bên dưới là vi xử lý Snapdragon 820. Lưu ý, đây là phiên bản nhà mạng Mỹ nên sử dụng chip Qualcomm, còn tại Việt Nam là chipset Exynos.

    - Màu cam là chip nhớ 32 GB do Samsung tự sản xuất.

    - Màu xanh nước biển đậm (ngoài cùng bên trái) là bộ giải mã âm thanh của Qualcomm.


    Lật mặt sau của bo mạch, tiếp tục quan sát thấy rất nhiều linh kiện khác.

     Mặt sau của bo mạch chủ.

    Mặt sau của bo mạch chủ.

    Dưới đây sẽ là 4 linh kiện đáng quan tâm nhất:

    - Màu đỏ: module Wifi của Murata.

    - Màu cam: mạch NFC của NXP.

    - Màu xanh lá cây: cảm biến xoay 6 trục.

    - Màu tím: hai bộ thu nhận tín hiệu của Qualcomm.


    Đây là jack cắm tai nghe 3.5 mm của Galaxy S7. Ở đây, Samsung sử dụng một chiếc gioăng cao su màu trắng để chống nước.

     Jack cắm tai nghe 3.5 mm của Galaxy S7.

    Jack cắm tai nghe 3.5 mm của Galaxy S7.


    Loa của máy cũng có một lớp cao su bảo vệ tương tự.

     Loa của Galaxy S7.

    Loa của Galaxy S7.


    Tiếp tới tháo rời mặt kính trên Galaxy S7. Có vẻ thao tác tháo rời này khiến mặt kính bị nứt. Điều này giải thích tại sao, iFixit lại đánh giá Galaxy S7 khó sửa chữa.

    Tốt nhất là đừng nên tháo phần mặt kính. Thế nhưng, nếu không làm vậy, chúng ta không thể thay thế được nút Home cứng, và cả 2 nút điều hướng ở bên cạnh. Ngoài ra, nếu muốn sửa chữa cổng USB vốn nằm ngay trên bảng mạch, thì mặt trước máy cũng buộc phải gỡ tung, do vướng 2 dây cáp của 2 nút điều hướng.

     Tháo rời mặt kính trên Galaxy S7.

    Tháo rời mặt kính trên Galaxy S7.


    Còn đây là tản nhiệt chất lỏng được Samsung nhắc tới rất nhiều. Thanh tản nhiệt này được đặt ngay dưới các bộ phận như RAM, vi xử lý và các linh kiện tỏa nhiệt nhiều nhất. Lưu ý là thanh tản nhiệt này rất mỏng, nhìn giống như một sợi đồng vậy.

     Bộ phận tản nhiệt trên Galaxy S7.

    Bộ phận tản nhiệt trên Galaxy S7.


    Vậy là đã xong. Dưới đây là toàn bộ các thành phần tháo được từ Galaxy S7.

    Đánh giá chung:

    - Nhiều thành phần module có thể thay thế một cách độc lập.

    - Viên pin trên Galaxy S7 còn khó thay thế hơn cả Galaxy S6 edge.

    - Muốn thay cổng microUSB, cần tháo rời phần màn hình máy, có thể gây nứt kính.

    - Mặt trước và sau của Galaxy S7 đều được cố định bằng rất nhiều lớp keo dính, vừa giúp máy mỏng đi, vừa giúp Galaxy S7 chống nước tốt hơn.

    - Đáng lưu ý nhất, thay mặt kính trên Galaxy S7 mà không gây hư hại cho màn hình máy là điều rất khó.

     Toàn bộ linh kiện được iFixit tháo ra từ Galaxy S7.

    Toàn bộ linh kiện được iFixit tháo ra từ Galaxy S7.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ