Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ "Không được chặt cây": Tụi em thích đi rừng đi biển lắm!

    QUỲNH TRÂN, Phụ nữ mới 

    Dự án Giao hưởng rừng xanh được thành lập nhằm thúc đẩy việc trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn góp phần bảo vệ đời sống trước thiên tai.

    Sau khi tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho các em học sinh, một thành viên của Hạnh Phúc Xanh tình cờ nhìn thấy hình vẽ của em học sinh lớp 4 dán lên tủ kính bán đồ của nhà mình. Trong bức vẽ là cánh rừng ngập mặn với thông điệp "Không được chặt cây", "không được xả rác trong rừng ngập mặn"....

    Chị Nguyễn Thị Thu Lành - giám đốc chương trình Hạnh phúc xanh của Quỹ Sống, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đáng yêu này như một kết quả ngoài mong đợi mà dự án nhận được sau chuỗi hoạt động giáo dục cộng đồng, chia sẻ cho các em học sinh về các kiến thức và thực hành liên quan đến rừng. "Chính các em cũng góp phần lan tỏa những thông điệp của dự án đến người dân trong khu vực", chị nói.

    Bản giao hưởng rừng xanh ở vùng đất Sóc Trăng

    Dự án Forest Symphony (Giao hưởng rừng xanh) là một phần của chương trình Hạnh Phúc Xanh được Quỹ Hỗ trợ phát triển cộng đồng Sống bền vững (gọi tắt là Quỹ Sống bền vững) triển khai thực hiện từ năm 2018, nhằm thúc đẩy việc trồng mới và phục hồi rừng ngập mặn, góp phần bảo vệ đời sống và sinh kế bền vững của cộng đồng trước tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.

    Dự án triển khai tại xã Lạc Hòa, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng với nhiều hoạt động cụ thể như chăm sóc 50 ha rừng ngập mặn (1 năm trồng, 4 năm chăm sóc). Tính đến nay, dự án Giao Hưởng Rừng Xanh – Trồng rừng ngập mặn tại Sóc Trăng triển khai trồng trên tổng diện tích 28,5 ha, tương đương 125.400 cây.

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 1.

    Mặc dù những ngày đầu triển khai tại địa bàn, các thành viên phải liên tục đương đầu với các thách thức do rơi vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, công việc không mấy được dân địa phương quan tâm vì không đem lại lợi ích tức thời. Thế nhưng chính sự bền bỉ, kiên trì vận động mỗi ngày của ban nhân sự Quỹ Sống đã thắp lên tia hy vọng phủ xanh vùng đất đối với cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, mọi người dân địa phương đã trở nên cởi mở hơn với Dự án.

    Ngoài việc triển khai việc trồng và chăm sóc rừng, Hạnh Phúc Xanh còn nỗ lực thúc đẩy và nâng cao năng lực các bên liên quan để gia tăng vai trò và sự tham gia của họ, giúp các hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.

    Các thành viên của Quỹ Sống đã triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng như tổ chức các buổi tập huấn "Phụ nữ chung tay bảo vệ rừng ngập mặn”, tổ chức nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho học sinh.

    Bên cạnh đó, dự án cùng tìm hiểu đời sống an sinh, sinh kế của địa phương để hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là các thành viên trong tổ bảo vệ rừng.

    "Sau 3 năm thực hiện, chúng tôi nhận ra vẫn những con người ấy, họ vẫn ở nơi ấy, nhưng nhận thức của họ về tầm quan trọng của rừng đã gia tăng rất nhiều", chị Lành nói, "Lần nào đi về rừng, chúng tôi cũng rất xúc động. Cứ vài tháng chúng tôi lại về một lần nhưng rừng thay đổi nhanh quá. Cảm ơn rất nhiều người đã cùng Hạnh Phúc Xanh tạo nên những cánh rừng này. Cảm ơn bà con mỗi lần đi ngang đều dựng giúp một cái cây. Rất nhiều tình yêu ở trong những cánh rừng để nó có thể ngày càng lớn lên như vậy".

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 3.

    “Tụi em thích đi rừng đi biển lắm…”

    Thời gian đầu trước khi tiến hành các hoạt động, để hiểu hơn về đời sống của người dân cũng như trẻ em tại khu vực, cán bộ dự án đã dành thời gian để cùng quan sát, cùng tham gia vào các hoạt động thường ngày của người dân, đặc biệt là “cùng làm” với những em nhỏ trong khu vực khi các em đi ra rừng để bắt hải sản kiếm tiền cho gia đình.

    “Giả thuyết ban đầu, tôi nghĩ là chắc các em không thích việc đi ra rừng, không thích cây cối này nọ đâu. Nhưng khi tôi hỏi chuyện các em thì các em với cảm xúc rất hào hứng và trả lời tôi là các em rất thích đi rừng dù có phần vất vả so với độ tuổi của các em . Khi tận mắt chứng kiến hình ảnh các em vui đùa dưới những bãi bùn, ca hát trong khu rừng trong quá trình bắt hải sản, làm trong tôi dấy lên phần xúc động và tự nhủ rằng chúng tôi cần nỗ lực hết mình trong dự án, trong những hoạt động này để đem đến một tương lai tốt đẹp cho những đứa trẻ tại đây.” – Kim Tiền – điều phối viên dự án giáo dục và cộng đồng hào hứng kể lại.

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 4.

    Sự thay đổi trong nhận thức về rừng của những đứa trẻ Sóc Trăng

    Ngoài các hoạt động trồng và chăm sóc rừng ngập mặn các lô trồng 2021-2022-2023, Hạnh Phúc Xanh thường xuyên tổ chức chuỗi hoạt động giáo dục cộng đồng, chia sẻ cho các em học sinh về các kiến thức và thực hành liên quan đến rừng. Sau các buổi đó, Hạnh Phúc Xanh nhận thấy được sự thay đổi tích cực trong nhận thức của các em về việc bảo vệ rừng trong khu vực sinh sống của mình.

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 5.

    Mỗi khi đến trường, các điều phối viên và tình nguyện viên tại địa bàn luôn nhận được các câu hỏi từ các em học sinh: “Tuần này anh chị có xuống dạy tụi em nữa không?”, thậm chí từ thầy cô giáo : “Cứ gần đến cuối tuần, các em đều hỏi thầy là cuối tuần này anh chị Hạnh Phúc Xanh có về dạy nữa không.”

    Chị Thu Lành chia sẻ : "Hạnh Phúc Xanh thật sự được truyền thêm rất nhiều động lực từ các em, từ thầy cô. Sau buổi chia sẻ với các em vào tháng 10/2022, khi trên đường về, các thành viên đã nhìn thấy hình ảnh tự vẽ của một em học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lạc Hòa đã dán lên tủ kính bán đồ của nhà mình với nội dung “không được chặt cây, "không được xả rác trong rừng…”. Đó như là một kết quả ngoài mong đợi mà Hạnh Phúc Xanh nhận được sau khi tổ chức hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân tại địa phương, đặc biệt là các em học sinh"

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 6.

    Mới đây, dự án Giao hưởng rừng xanh đã ghi tên mình vào danh sách tham gia Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize, thuộc hạng mục Dự án - Hạng mục vinh danh những dự án cộng đồng, CSR hoặc Phát triển bền vững có những sáng kiến đột phá, tạo được tác động sâu rộng, bền vững hoặc giải quyết được những vấn đề cấp thiết của xã hội.

    "Giải thưởng thành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do báo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

    Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.

    Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!

    Website chính thức: https://humanactprize.org

    Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

    Phía sau bức vẽ cánh rừng của cậu bé lớp 4 và dòng chữ Không được chặt cây: Tụi em thích đi rừng đi biển lắm! - Ảnh 8.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày