Phía sau thương vụ 1 tỷ USD của Alibaba với Lazada

    Ngocmiz,  

    Hôm qua, thông báo Alibaba mua lại số cổ phần trị giá 1 tỷ USD để nắm quyền kiểm soát Lazada tại Đông Nam Á có lẽ là một tin giật gân đối với cộng đồng startup nơi đây. Các nguồn tin thân cận nói gì về thương vụ này?

    Số cổ phần trị giá 500 triệu USD được bán ra với mức định giá 1,5 tỷ USD, cùng với khoản đầu tư 500 triệu USD từ Alibaba đã đưa giá trị của Lazada lên mức 2 tỷ USD. Rocket Internet, công ty mẹ của Lazada đã lên tiếng xác nhận tin này. Vào tháng 12 năm 2014, định giá sau đầu tư của sàn thương mại điện tử này đã đạt 1,25 tỷ USD.

    “Alibaba vẫn còn có thể mua thêm số cổ phần còn lại của Lazada trong vòng 12 đến 18 tháng tới.”

    Được biết Lazada đã gọi được số vốn kếch xù trong năm 2015 nhưng vận hành lại không hề thuận lợi. Tính đến tháng 12 năm 2015, Lazada đã “đốt” gần hết tiền. Một số nguồn tin thân cận còn cho biết thời điểm này ở Lazada “ai nấy đều rất lo lắng”.

    Đây chính là lý do cho việc có một nhà đầu tư tốt vẫn rất lợi thế. Tamasek, công ty đã đầu tư vào cả Lazada và Alibaba cũng chính là “bà mối” cho thương vụ này. Tuy nhiên, công ty này đã từ chối đưa ra bình luận.

    Một nguồn tin cho biết thêm Alibaba và Lazada đã ký thỏa thuận từ tuần đầu tiên của năm 2016 và rà soát đặc biệt đã được thực hiện xong vào tuần trước. Hầu hết các nhà đầu tư, nhà sáng lập và các đội quản lý hiện thời trừ Tamasek đều được quyền bán 43,83% cổ phần của mình.

    Rocket Internet cũng xác nhận Alibaba có quyền mua lại số cổ phần còn lại của Lazada trong vòng 12-18 tháng tới. Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác khiến Alibaba muốn thôn tính Lazada, nhưng có vẻ như hoạt động gần đây của Lazada cũng mang chút gợi ý.

    Đối với các nhận viên đã bán 43,83% cổ phần của mình cho Alibaba, họ được đưa cho một “hợp đồng vàng ràng buộc 4 năm” trong đó nêu rõ họ sẽ được trả lương cao hơn nếu ở lại lâu hơn. Bản hợp đồng này chính là một cách xoa dịu nhân viên của Lazada.

    “Nhiều người lo ngại sự bán tháo này của Lazada sẽ khiến các cổ phần của họ mất giá. Giá cổ phiếu thực tế chỉ ở mức gần chạm đáy nên các nhân viên chẳng có chút động lực nào để bán ra. Trong khi ai cũng lo mình sẽ bị bán hớ, tôi nghĩ hợp đồng ràng buộc này là một cách rất tốt để xoa dịu họ”.

    Nguồn tin nhận định “Về tổng thể thì đây là một thương vụ cho Đông Nam Á. Việc Alibaba đầu tư vào Đông Nam Á sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khu vực này."

    Tham khảo Tech In Asia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ