Phim Jungle Book tuyệt hay, nhưng thực sự thì động vật có thể nuôi nấng con người khôn lớn không?
Khi bộ phim về Jungle Book mới được ra mắt, những câu chuyện đời thực giày vò đã mang lại những khúc mắc.
Một buổi sáng tháng tám năm 1848, một quân nhân Anh đang cưỡi ngựa dọc bờ sông tại Bengal, miền bắc Ấn Độ, và anh nhìn thấy một con sói lớn màu cát nhảy ra từ hang ổ của nó cùng với ba con nhỏ.
Một điều không có gì bất thường, nhưng rồi vị quân nhân này đã thấy một thứ khiến anh phải níu dây cương – theo sau lũ sói con là một cậu bé đi trên bốn chân.
“Dường lũ nhỏ được sói mẹ bảo vệ chẳng khác gì nhau,” một binh sĩ Anh khác kể lại, Colonel William Sleemanm, trong một cuốn sách anh viết vài năm sau đó. “Chúng tới gần sông và uống nước, không hề nhận ra người lính trên ngựa đang quan sát chúng.”
Những câu chuyện về trẻ nhỏ được nuôi nấng bởi động vật vẫn luôn được kể lại qua hàng thế kỷ như mối quan hệ trong Jungle Book.
Một hồi lâu, người lính bị mê hoặc bởi cảnh tượng kỳ quái khi đứa trẻ liếm nước chẳng khác gì lũ sói. Và rồi, khi một bầy sói lạ xuất hiện, nó nhanh chóng quay về hang của mình.
Chàng lính thúc ngựa, quyết tâm giải cứu đứa bé. Nhưng dù phi nhanh thế nào đi nữa trên mặt đất gồ ghề và đá sỏi, anh cũng chẳng thể đuổi kịp bầy sói và đứa trẻ. Chúng biến mất chỉ sau bài giây.
Anh ta vẫn không bỏ cuộc, và quay lại sau vài giờ cùng với một nhóm người mang theo cuốc xẻng để đào xới cái hang lên. Sau khi đào sâu xuống khoảng 2,5m, lũ sói và đứa bé phi ra ngoài, nhưng lần này thì người lính đã có thể bắt được cậu bé.
“Họ đưa cậu bé về làng, nhưng phải trói chặt lại bởi cậu quá sợ hãi và tìm mọi cách để trốn vào bất cứ cái lỗ hay hang nào họ tới gần,” Sleeman viết.
Câu chuyện về một cậu bé được nuôi dạy bởi lũ sói là một trong những câu truyện nổi lên từ Ấn Độ tại thế kỷ 19.
“Họ tìm cách để khiến cậu bé nói, nhưng chẳng được gì ngoài những tiếng gầm gừ giận dữ. Khi một người trưởng thành tới gần cậu sẽ trở nên cảnh giác và tìm cách né đi, nhưng khi một đứa trẻ tới gần, cậu lao tới gầm gừ dữ tợn, giống như một con chó, và tìm cách cắn lại.”
Hai năm tiếp theo, cậu bé vẫn hành xử như một con sói, ăn thịt sống và không mặc quần áo, cho dù thời tiết lạnh thế nào. Lảng tránh con người, cậu thích thú với việc làm bạn với chó hoang và ăn cùng chúng.
Và rồi, hai năm sau đúng tháng mà cậu bé được người quân nhân tìm thấy, cậu bị ốm nặng. Không ai biết cậu ta bị làm sao, và lần duy nhất cậu nói được là khi cậu chỉ vào đầu mình và nói nó “đau”. Cậu bé đã chết vào ngày hôm đó.
Trong những câu chuyện về trẻ nhỏ được nuôi nấng bởi sói, rất nhiều trong số đó nói về việc không thể giao tiếp với con người sau khi chúng được “giải cứu”.
Câu chuyện về một cậu bé được nuôi dạy bởi lũ sói là một trong những câu truyện nổi lên từ Ấn Độ tại thế kỷ 19. Trong những câu chuyện về trẻ nhỏ được nuôi nấng bởi sói, rất nhiều trong số đó nói về việc không thể giao tiếp với con người sau khi chúng được “giải cứu”.
Hiện tượng này dần được nhìn nhận nghiêm trọng khiến ngay cả tạp chí học thuật uy tín, The Zoologist, cũng đã có một bài viết về chủ đề này bởi Sleeman năm 1888
Một trong những người biết về những câu chuyện này là Rudyard Kipling, và sẽ chẳng có ai nghi ngờ về chuyện nhân vật Mowgli trong tác phẩm được yêu mến The Jungle Book của ông được dựa trên những câu truyện về “người-sói”.
Với tựa phim mới nhất về tác phẩm The Jungle Book, góp giọng bởi Bill Murray, Idris Elba, Christopher Walken và Scarlett Johansson, rõ ràng câu chuyện về một đứa trẻ được nuôi nấng bởi động vật vẫn có một sự hấp dẫn bền lâu.
Nhân vật Mowgli trong tác phẩm được yêu mến The Jungle Book của Rudyard Kipling được dựa trên những câu truyện về “người sói”.
Thực tế, những chuyện như vậy vốn được truyền lại qua hàng thế kỷ. Một phiên bản được kể lại trong truyền thuyết La Mã về cặp song sinh Romulus và Remus, không chỉ bú sữa sói mà còn được chim gõ kiến mớm ăn.
Nhưng liệu những câu chuyện như vậy có thật? Liệu đã bao giờ có một Mowgli thực sự được nuôi dạy bởi sói hay con vật nào khác? Liệu động vật có thể nuôi lớn được con người?
Ý tưởng trẻ em được nuôi dưỡng bởi động vật được ghi lại trong truyền thuyết La Mã về cặp song sinh Romulus và Remus.
Có rất nhiều câu chuyện cho thấy điều này hoàn toàn có thể, không chỉ sói hay chó, mà còn cừu, gấu, báo, khỉ và đà điểu cho thấy khả năng làm cha mẹ nuôi nấng con người.
Trong đó, sói và chó dường như có nhiều khả năng nhất. Như trường hợp của Oxana Malaya, một cô bé bảy tuổi tại Ukraine được tìm thấy tại một trang trại bỏ hoang với những con chó vào năm 1991, bị cha mẹ bé bỏ lại năm năm trước.
Khi cô bé được đem về chăm sóc, Oxana không thể nói, chạy trên bốn chân và sủa. Hơn thế, cô bé còn làm sạch bản thân y như lũ chó.
Khi câu chuyện về Oxana được công bố, cô được gắn với cái tên “cô bé chó”, và theo ghi chép thì cô được chăm sóc bởi chó, chúng không chỉ đem lại hơi ấm, mà còn nuôi dạy cô bé rất hiệu quả.
Trải nghiệm của Oxana lại vọng về với câu chuyện sáu năm sau đó của Ivan Mishukov, một cậu bé sáu tuổi với cái tên “cậu bé chó” khi một cảnh sát tại Moscow giải cứu cậu ta từ đường phố, nơi cậu đã xin ăn trong hai năm.
Bạn bè duy nhất của Ivan là một bầy chó, chúng được cậu cho ăn từ những gì cậu có được. Đáp lại, chúng đem lại hơi ấm cho giấc ngủ của cậu, cũng như ngăn những kẻ tấn công.
Trong khi Oxana được nhận nuôi bởi những con chó, Ivan vẫn giữ được nhân tính của mình, cho dù cậu gần như chẳng thể nói được và hay gầm gừ.
Tuy nhiên, cũng như Oxana, không mất nhiều thời gian để cậu ta học tiếng Nga và cả hai đều lớn lên thành người bình thường. Ivan đã gia nhập quân đội còn Oxana thì làm việc tại một trang trại.
Với những đứa trẻ hoang dã khác, thích nghi với cộng đồng con người sau nhiều năm chung sống hoang dã với động vật sẽ rất khó khăn.
Uganda năm 1988, một cậu bé ba tuổi tên gọi John Ssebunya đã chứng kiến cha cậu hạ sát mẹ cậu bé. Cậu trốn vào rừng và làm bạn với một bầy khỉ vervet, chung sống với nhau trong ba năm sau đó.
Khi John được tìm thấy vào năm 1991, câu chuyện của cậu chẳng khác gì một Mowgli hay Tarzan đời thực. Theo một số lời kể, lũ khỉ đã nuôi nấng cậu bé và cậu ta cũng đu qua lại với chúng qua các tán rừng.
Có rất nhiều câu chuyện cho thấy điều này hoàn toàn có thể, không chỉ sói hay chó, mà còn cừu, gấu, báo, khỉ và đà điểu cho thấy khả năng làm cha mẹ nuôi nấng con người.
“Chúng bảo vệ tôi và cho tôi sự an toàn,” cậu hồi tưởng lại. “Lũ khỉ yêu mến tôi – chúng tôi cùng nhau chơi đùa suốt ngày.”
Điều khiến cho câu chuyện của John đáng ngạc nhiên hơn đó là cho dù còn nhỏ tuổi, cơ thể cậu lại đầy lông, khiến cậu giống khỉ hơn là con người.
John mất rất nhiều năm để trở thành “con người” và đã gặp rất nhiều trở ngại. Giờ John đã 32 tuổi và tái hòa nhập hoàn toàn, với một giọng hát tuyệt vời và biểu diễn trong dàn hợp xướng Pearl of Africa.
Lông trên cơ thể anh ta đã biến mất: thực tế, nó vốn là một tình trạng tên là hội chứng người sói (hypertrichosis).
Một người khác được cho là đã được khỉ nuôi nấng là người phụ nữ tại Bradford tên gọi Marina Chapman.
Năm 2013, cô đã công bố một câu chuyện kì thú về việc khỉ mũ giúp cô sống sót như thế nào sau khi cô bị bỏ lại trong một cánh rừng bởi kẻ bắt cóc.
Marina nói rằng cô đã bắt chước thói quen ăn uống của lũ khim và – giống như John Ssebunya – cô còn có thể leo trèo trên cây.
“Chưa bao giời tôi thấy thích thú như vậy,” cô nhớ lại.
Nhưng liệu có bất cứ câu truyện nào kể trên hoàn toàn là sự thật? Rất khó để tìm được một nhà khoa học đem lại cho chúng nhiều sự tin tưởng hơn.
Sói và chó có lẽ là những con vật có nhiều khả năng nuôi nấng một đứa trẻ nhất..
“Rất nhiều câu chuyện hoang dã đó là lừa bịp – những câu chuyện hoàn toàn được dựng lên,” trích lời Mary-Ann Ochota, một nhà nhân chủng học và là thành viên của Hội Địa lý Hoàng gia.
“Một đứa trẻ được nuôi dạy bởi động vật là một câu chuyện xảy ra ở rất nhiều nền văn hóa và đã được truyền lại từ rất lâu. Tuy nhiên, tôi sợ rằng ý tưởng động vật có thể 'nuôi lớn' một đứa trẻ loài người nên được xếp vào những thứ thuộc về truyền thuyết.”
Với những câu chuyện về những người được cho là “Mowglis đời thực”, mối liên quan giữa một đứa trẻ và một bầy thú thường được thổi phồng và biến thành một mối quan hệ nuôi dưỡng, trong đó động vật thay thế cha mẹ loài người.
Bà Ochota đã có cuộc trò chuyện với John Ssebunya trong một chương trình bà thực hiện về những đứa trẻ hoang dã. Và bà đã khám phá ra được, khỉ vervet hoàn toàn chấp nhận sự có mặt của con người quanh chúng.
“Chúng cũng không phải là những kẻ ăn uống gọn gàng,” bà nói. “Có lẽ John đã nhặt thức ăn vụn và nghĩ rằng lũ khỉ đem thức ăn tới cho cậu ta.
“Thực tế, khỉ thường không cho kẻ khác thức ăn, và ý tưởng chúng sẽ làm vậy thường là để lãng mạn hóa sự tàn bạo của việc những đứa trẻ bị bỏ rơi.”
Ochota cũng chỉ ra, những câu chuyện đó thường không phải về động vật, mà nói nhiều hơn về nạn bạo hành và lạm dụng trẻ nhỏ.
“Số phận của những đứa trẻ hoang dã đó có thể hé lộ một sự thật không hay ho về việc ta đối xử với những người khác biệt với mình như thế nào,” bà nói.
Vậy vì sao ta vẫn luôn kể - và, thực sự, vẫn tin – những câu chuyện về những đứa tre hoang dã.
“Tôi cho rằng ta phát triển những câu truyện đó nhằm định ra như thế nào mới là con người hay động vật,” bà nói.
Bởi vậy, những câu chuyện đó giống như một cầu nối giữa chúng ta và vương quốc động vật trong đó những sinh vật trở nên con người hóa và con người thì càng giống động vật hơn.
Ý tưởng này sẽ luôn thu hút cho tới khi ta vẫn còn bị mê hoặc bởi mối quan hệ giữa ta và thế giới hoang dã, khi đó, những câu chuyện như vậy sẽ luôn tồn tại quanh ta.
Buồn thay, chúng giống như câu chuyện của Kipling hơn là những gì thực tế.
Theo Dailymail
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4