Phóng thành công tên lửa vào quỹ đạo Trái Đất, startup Trung Quốc vượt mặt SpaceX của Elon Musk, làm được điều chưa từng có trước đây
Trong khi hãng SpaceX của Elon Musk phải mất 4 lần phóng mới đưa được tên lửa tới quỹ đạo Trái Đất thì startup này của Trung Quốc đã thành công ngay trong lần phóng đầu tiên.
- Dự đoán của Albert Einstein đã giúp giới thiên văn phát hiện 1 lỗ đen lớn hơn 30 tỷ lần so với Mặt Trời
- Thế giới sửng sốt trước tòa nhà 10 tầng Trung Quốc xây vỏn vẹn trong… 28 giờ: Vén màn công nghệ làm nên kỳ tích
- Thứ đắt ngang siêu xe khiến phi công Mỹ 120 ngày không được cắt tóc
- Google Chrome 113 chuẩn bị đón một công nghệ mới, mở ra "bầu trời mới cho đồ họa web"
Space Pioneer, hãng hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc, đã trở thành startup đầu tiên phóng thành công tên lửa của mình lên quỹ đạo Trái Đất ngay trong lần phóng đầu tiên, vượt mặt cả hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk.
Báo cáo của trang tin SpaceNews cũng cho thấy, startup này trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên lên tới quỹ đạo bằng cách sử dụng nhiên liệu dạng lỏng. Tên lửa công ty này có tên Tianlong-2, cất cánh từ bãi phóng Jiuquan tại Tây Bắc Trung Quốc vào 4h48 phút sáng theo giờ ET ngày 2 tháng Tư.
Tên lửa Tianlong-2 của Space Pioneer (tên chính thức là Beijing Tianbing Technology) cất cánh mang theo một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo. Đây cũng là công ty Trung Quốc đầu tiên sử dụng tên lửa dùng nhiên liệu đẩy dạng lỏng, oxy kerosen.
Thông thường cơ quan hàng không vũ trụ của Trung Quốc thường dùng nhiên liệu đẩy dạng rắn, được tạo ra từ chất đốt và chất oxy hóa. Tuy nhiên, nhiên liệu rắn phù hợp hơn với các tên lửa tái sử dụng – một trong các mục tiêu cao nhất của Space Pioneer.
Tên lửa 3 tầng Tianlong-2 có thể đưa tải trọng 2.000 kg tới vùng quỹ đạo thấp của Trái Đất (LEO) hoặc tải trọng 1.500 kg tới vùng quỹ đạo đồng bộ với Mặt Trời (SSO) ở độ cao 500 km. Lần phóng này nhằm mục đích đưa vệ tinh Ai Taikong Kexue do công ty Huan Hangsheng Satellite Technology phát triển để kiểm tra khả năng thám hiểm từ xa trên vùng quỹ đạo Trái Đất.
Để thấy được thành công này của Space Pioneer quan trọng đến mức này cần lưu ý rằng hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk – công ty đang đi đầu trong lĩnh vực vũ trụ tư nhân hiện nay – cũng phải mất 4 lần phóng thử mới đến được vùng quỹ đạo Trái Đất. Kể từ đó, ông Musk từng tuyên bố rằng hãng SpaceX sẽ phá sản vào lúc đó nếu lần phóng thứ tư không thành công.
Thậm chí ngay cả với tên lửa mới được hãng SpaceX phát triển, Starship thế hệ thứ hai, cũng không được ông Musk đánh giá cao khi cho rằng chỉ có 50% khả năng tên lửa này đạt tới vùng quỹ đạo Trái Đất trong lần phóng đầu tiên.
Vào tháng trước, startup Relativity Space có trụ sở tại California, cũng phóng thành công một tên lửa in 3D, Terran 1, ngay trong lần phóng đầu tiên của mình – mặc dù vậy, tên lửa này không đạt tới vùng quỹ đạo Trái Đất bằng nhiên liệu lỏng. Một sự cố trong động cơ đã ngăn cản Terran 1 đưa mình tiến vào quỹ đạo.
Điều này nghĩa là Space Pioneer vẫn là startup đầu tiên đưa được tên lửa tới vùng quỹ đạo Trái Đất ngay trong lần phóng đầu tiên của mình.
Lần phóng tên lửa này cũng đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc như một trong các cường quốc về du hành không gian trên thế giới. Theo báo cáo của Space News, Space Pioneer được thành lập từ năm 2018 và công ty đã huy động được 3 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 438 triệu USD) từ đó đến nay.
Cột mốc tiếp theo mà Space Pioneer đang hướng tới là phóng tên lửa Tianlong-3, có khả năng sử dụng nhiên liệu lỏng với dung lượng lớn hơn và tầng đầu tiên có thể tái sử dụng. Tianlong-3 được kỳ vọng có khả năng mang tải trọng 15 tấn đến vùng quỹ đạo thấp LEO và công ty hy vọng tên lửa này sẽ được phóng lên vào năm 2024.
Tham khảo Interesting Engineer
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI