Phương pháp phẫu thuật kỳ diệu này có thể "hồi sinh" những cách tay bị liệt suốt nhiều năm

    zknight,  

    Tỷ lệ thành công rất lớn với bệnh nhân liệt tay vì thoái hóa đốt sống cổ.

    Những bệnh nhân bị liệt tay, do chấn thương hoặc bệnh tật, bây giờ có thể khôi phục lại khả năng vận động. Các bác sĩ tại Đại học Bệnh viện Birmingham, Anh Quốc cho biết: Họ đã thực hiện thành công những ca phẫu thuật kì diệu cho hơn 100 ca bệnh rơi vào trường hợp này.

    Với nguyên lý đơn giản như phân làn giao thông, các bác sĩ chuyển hướng tín hiệu thần kinh từ một đường dây tắc nghẽn hoặc hư hỏng, sang một tuyến thần kinh còn thông suốt bên cạnh. Thủ thuật giúp những cơ bắp đã “chết” của người bệnh hồi sinh trở lại, ngay cả khi chúng đã bị liệt suốt nhiều năm.

     Một biện pháp phẫu thuật kỳ diệu có thể hồi sinh những cách tay của bệnh nhân bị liệt suốt nhiều năm

    Một biện pháp phẫu thuật kỳ diệu có thể "hồi sinh" những cách tay của bệnh nhân bị liệt suốt nhiều năm

    Dominic Power, bác sĩ phẫu thuật thần kinh ngoại vi giải thích cách mà phương pháp phẫu thuật mới có thể giúp các bệnh nhân khôi phục vận động ở các cánh tay bị liệt. Ông nói: “Trên thực tế, chúng tôi đang nối lại [tín hiệu thần kinh tới] tay hoặc chân, bằng cách 'chiếm đoạt' một phần tín hiệu của dây thần kinh dẫn tới các cơ lân cận".

    Các trường hợp liệt tay có thể bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: từ tổn thương xương sống do tai nạn giao thông, viêm khớp, thoái hóa đốt sống cổ cho đến ảnh hưởng của ung thư. Nhưng có một điểm chung là con đường tín hiệu thần kinh của bệnh nhân, đi từ cột sống tới các cơ bắp, qua dây thần kinh cơ bì bị cắt đứt.

    Dây thần kinh cơ bì là một dây thần kinh hỗn hợp, vừa chịu trách nhiệm cho các vận động ở cánh tay và cảm giác da. Bởi vậy, khi con đường tín hiệu này gián đoạn, tay bệnh nhân sẽ bị tê liệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn may mắn, khi tuyến dây thần kinh trụ của họ bên cạnh vẫn hoạt động bình thường.

    Dây thần kinh trụ bình thường chỉ có nhiệm vụ tạo cảm giác cho bàn tay và ngón áp út, ngót út. Bây giờ, các bác sĩ sẽ khiến nó phải gánh thêm nhiệm vụ, phân luồng tín hiệu thần kinh trở lại các cơ bắp của người bệnh. Ý tưởng rất đơn giản, nhưng nếu nó thành công, bệnh nhân liệt tay sẽ có thể cử động lại được.

     Nguyên lý hoạt động của thủ thuật phân luồng lại tín hiệu thần kinh

    Nguyên lý hoạt động của thủ thuật "phân luồng lại" tín hiệu thần kinh

    Các ca mổ cho thủ thuật phân luồng thần kinh được thực hiện trong vòng 45-60 phút, sử dụng gây mê toàn thân hoặc gây mê cục bộ. Bệnh nhân có thể lựa chọn sẽ ngủ hoặc tỉnh táo suốt quá trình các bác sĩ làm việc.

    Đầu tiên, một đường rạch nhỏ được khía bên trong cánh tay, để lộ ra các dây thần kinh cơ bì bắt nguồn từ tủy sống ở cổ. Cùng lộ ra với đó là các dây thần kinh trụ, chạy dọc mặt dưới cánh tay, vượt qua khuỷu tay tới tận cẳng tay và bàn tay.

    Như đã nói, nguyên lý cơ bản của thủ tục phẫu thuật này là lợi dụng tính chất của dây thần kinh trụ, trong đó gắn vào tủy sống ở địa điểm thấp hơn so với các dây thần kinh cơ bì. Cũng chính vì vậy mà dây thần kinh trụ thường không bị ảnh hưởng ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

    Các bác sĩ phẫu thuật sẽ nối một nhánh của dây thần kinh trụ vào các dây thần kinh cơ bì trong cánh tay. Điều này cho phép các tín hiệu vượt qua khu vực bị hư hại. Trong 6-8 tuần tiếp theo đó, các dây thần kinh mới được định tuyến sẽ phát triển vào các cơ bắp.

    Dấu hiệu hồi phục đầu tiên, khi các tín hiệu điện thần kinh được khai thông là những cảm giác nhẹ nhàng trong cơ bắp. Sau đó thì chúng sẽ bắt đầu co duỗi được”, bác sĩ Power giải thích. “Các bệnh nhân sẽ tham gia một quá trình vật lý trị liệu để học cách sử dụng lại các cơ bắp”.

    Cho tới lúc này, đã có rất nhiều bệnh nhân được phẫu thuật để thực hiện thủ thuật phân luông thần kinh mới này. "Chúng tôi đã tiến hành khoảng 100 phẫu thuật thế này trong năm nay, cho các bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa đĩa đệm hoặc gãy xương cột sống”, bác sĩ Power cho biết.

     Hơn 100 bệnh nhân liệt tay đã khôi phục lại được vận động nhờ thủ thuật mới

    Hơn 100 bệnh nhân liệt tay đã khôi phục lại được vận động nhờ thủ thuật mới

    Trên lý thuyết, phương pháp mới có thể khôi phục hoạt động cho cả các bệnh nhân liệt tay và chân. Tuy nhiên, bác sĩ Power cho biết hiệu quả hồi phục sức mạnh thực tế của chân còn thấp. Ở hướng tích cực hơn, một tỷ lệ thành công rất lớn được ghi nhận trên bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

    Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng thường gặp liên quan đến lão hóa. Một nghiên cứu cho thấy có đến 90% người trên 50 tuổi xuất hiện những dấu hiệu thoái hóa cột sống. Hơn nữa, tỷ lệ cũng ngày càng cao hơn ở những người trẻ.

    Triệu chứng đầu tiên chỉ là đau và cứng lưng, thường sẽ đau nặng vào buổi sáng hoặc sau một thời gian không vận động. Sau đó, bệnh tiến triển sang với triệu chứng thở, mắc các vấn đề khó chịu với ngực, vai, hông, cánh tay và đầu gối…

    Ban đầu, người bệnh sẽ được điều trị với thuốc chống viêm, yêu cầu giảm cân. Vật lý trị liệu cũng có thể sẽ có ích. Khi bệnh nặng hơn, phẫu thuật loại bỏ gai cột sống, đĩa đệm có thể làm một lựa chọn cần thiết.

    Gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm là những biến chứng thường thấy của viêm khớp. Tình trạng dẫn đến chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống. Áp lực này sẽ khiến người bệnh cảm thấy tê ngứa, đau yếu các chi. Trong trường hợp nặng sẽ dẫn đến liệt chân hoặc tay.

    Những người bệnh liệt tay thường có nguyên nhân khởi phát từ viêm hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Giải quyết nguyên nhân khởi phát không giúp chữa trị hoàn toàn. Chẳng hạn như phẫu thuật giảm bớt chèn ép dây thần kinh ở cột sống. Nhưng các dây thần kinh tăng trưởng lại rất chậm, trong khi tay đã bị teo và liệt vĩnh viễn.

     Thoái hóa, tổn thương đốt sống cổ có thể dẫn đến liệt tay

    Thoái hóa, tổn thương đốt sống cổ có thể dẫn đến liệt tay

    Một trong những bệnh nhân đầu tiên được điều trị với thủ thuật phân luồng thần kinh mới là một người đàn ông 42 tuổi. Anh này gặp một tai nạn giao thông nghiêm trọng khi xe mô tô của anh va chạm với một xe tải. Các bác sĩ đã thực hiện một ca phẫu thuật 8 giờ liên tục để cứu sống lại khả năng vận động trên tay của anh.

    Có một rễ thần kinh còn làm việc ở vai phải và cánh tay trên, vì vậy anh ta còn khả năng cử động vai của mình, nhưng ngoài chuyện đó ra thì không thể làm gì khác”, bác sĩ Power nói. “Chúng tôi đã phải chuyến tín hiệu 8 nhánh thần kinh trong tay của anh ấy, để nối lại vận động cho chi. Chúng tôi tách các dây thần kinh hiện còn và nối chúng lại”.

    Một bệnh nhân khác cũng đã trải qua phẫu thuật là Colin Baker, một giám đốc tài chính 80 tuổi đã nghỉ hưu. Ông bị một khối u đè lên cột sống cổ gây ra tình trạng liệt cánh tay phải. 18 tháng thước, Baker quyết định phẫu thuật để chuyển tín hiệu thần kinh sang tuyến mới. Bây giờ, ông đã có thể sử dụng cánh tay phải và thậm chí còn chơi golf trở lại.

    Baker cho biết: “Khi cột sống của tôi bị đè nén, dây thần kinh đã bị chèn ép làm bất động các cơ bắp. Bác sĩ Power đã chuyển tín hiệu các dây thần kinh để các cơ bắp của tôi có thể hoạt động trở lại ở cổ tay và khuỷu tay. Bây giờ, tôi đã hoạt động trở lại và tình hình ngày càng tốt hơn. Tôi đã không có khả năng tham gia câu lạc bộ golf, nhưng bây giờ thì có thể rồi”.

    Tham khảo Dailymail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ